Du hoc Phap voi DELF B1

Kinh nghiệm học tiếng Pháp chuyên ngành ở Pháp

Chia sẻ kinh nghiệm học chuyên ngành chương trình tiếng Pháp. Lời khuyên cho các bạn đang theo học chương trình tiếng Pháp

Học tiếng Pháp, cũng như học bắt kỳ ngoại ngữ nào khác, chúng ta đều cần có thời gian, nên việc cấp tốc để lấy được bằng sẽ không mang lại hiệu quả. Khi đến Pháp, các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp cũng như theo học chuyên ngành, vì những lý do sau: thiếu từ vựng diễn đạt, phát âm sai, không nắm được nhịp câu của người nói, thiếu kiến thức về văn hoá nên khó đoán tình huống, v.v.

Có bằng DELF B1 ở Việt Nam, có thể xin học vô chuyên ngành ở Pháp

Một số trường tư có thể chấp nhận bạn nếu bạn pass qua một số bài test đầu vào của họ. Tuy nhiên, sau đó bạn phải tự bơi cho các môn học bằng tiếng Pháp của mình, sẽ cực kỳ khó và vất vả khi bạn không hiểu bài và không theo kịp bạn bè cùng lớp. Từ đó, bạn có thể sẽ trở nên tự ti, mất tự tin. Nói chung là sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xoay sở để thi qua các môn chuyên ngành trong thời gian ngắn. Đa phần những bạn lấy được bằng DELF B1 ở Việt Nam, hầu như rất khó để có một đoạn hội thoại trọn vẹn với người Pháp. Huống chi là vào chuyên ngành, nhiều môn học và rất nhiều từ vựng phải học cùng một lúc. Nhồi nhét quá các bạn sẽ không thể nhớ nơi, và dẫn đến bị stress, thậm chí là khủng hoảng tinh thần. Tốt nhất, là nên náng lại học thêm khoá học tiếng Pháp cho tạm vững rùi hãy bắt tay vào học ngành.

Cách đây khoảng 2 năm, mình có tham gia lớp đại học (Bac+3). Trong đó có khoảng 99% là người Pháp, chỉ có một mình mình là người nước ngoài. Mình cực kỳ bị stress mỗi khi có làm test (contrôl continu) trong lớp, hay thi cuối kỳ.

Tại sao kỹ năng nghe hiểu của học viên, sinh viên Việt Nam thường bị kém khi học tiếng nước ngoài

Trong chương trình học của mình, có tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung. Lúc đó, mình thực sự muốn khủng hoảng về ngôn ngữ. Tuy nhiên, cũng có lúc để ý thấy mấy bạn Pháp học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh sao mà dễ quá. Lý do là từ vựng và cách đọc tiếng Pháp đôi khi cũng hao hao. Nhưng ngược lại, học tiếng Trung thì họ không nhanh bằng người Việt của mình về cách phát âm.

Điều giúp người Pháp giao tiếp tốt, phát triển kỹ năng nghe ngoại ngữ là ngoài việc từ vựng và phát âm gần giống tiếng Pháp, học sinh, sinh viên Pháp còn có rất nhiều cơ hội đi du lịch sang các nước lân cận do trường tổ chức, nghỉ hè ba mẹ dẫn đi, hay đi tự túc với bạn bè…Đây là cơ hội để thực hành, học tập về văn hoá các nước giúp họ phát triển thêm kỹ năng nghe nói. Ngược lại, đó lại là điểm yếu của các bạn sinh viên, và học viên Việt Nam, do không đủ điều kiện về tài chính, hoặc do nhiều nguyên nhân khác.

Với DELF B2, bạn có thể hiểu được bao nhiêu phần trăm bài giảng của thầy/cô

Một số bạn đã có bằng DELF B2 ở Việt Nam khi sang Pháp có thể giao tiếp được. Tuy nhiên, nếu học chương trình tiếng Pháp như đại học chuyên ngành như kinh tế, công nghệ …thì thời gian đầu các bạn sẽ có một ít gian nan. Tuỳ theo chương trình học bạn chọn, nếu là 100% tiếng Pháp thì dĩ nhiên trong lớp đại đa số là người Pháp, nếu chương trình xen kẻ tiếng Anh và tiếng Pháp (chẳng hạn, 50% tiếng Anh, 50% tiếng Pháp) thì lớp học của bạn đại đa phần là người nước ngoài. Tốc độ giảng bài của thầy cô cũng theo tốc độ hiểu bài của lớp. Nếu trong lớp toàn là người Pháp, chỉ có 1 hay 2 bạn là người nước ngoài, thầy cô thường nói chuyện rất nhanh. Ngược lại, nếu đại đa phần lớp học là người nước ngoài, tức không phải người bản xứ nói tiếng Pháp, thì thầy cô sẽ giảng chậm lại. Do đó, các bạn nào không hiểu, tha hồ mà hỏi.

Tuỳ vào độ khó của môn học. Trong quá trình học tập, kỹ năng nghe hiểu của các bạn sẽ tăng dần. Chẳng hạn, lúc đầu bạn hiểu khoảng 50%, sau đó tăng dần đến 90% và 100%. Mức độ hiểu của bạn cũng phụ thuộc vào độ phức tạp của các môn học. Ví dụ, các môn tài chính, tính toán, phân tích kinh doanh có thể khá dể hơn môn triết học, tâm lý học, luật vì từ vựng trừu tượng, nhiều nghĩa.

Ưu và khuyết điểm của chương trình 100% tiếng Pháp và chương trình song ngữ (50% tiếng Pháp, 50% tiếng Anh).

Chương trình học 100% tiếng Pháp
Chương trình song ngữ (50% Pháp – 50% tiếng Anh)
Ưu điểmKhuyết điểmƯu điểmKhuyết điểm
Phát triển nhanh kỹ năng nghe hiểu tiếng PhápThời gian đầu không theo kịp bài giảng, chậm hơn các bạn trong lớpĐỡ bị stress hơn, do có nhiều sinh viên nước ngoài, thầy cô sẽ chú ý giảng chậm hơnKỹ năng tiếng Pháp phát triển chậm hơn, do bị chi phối bởi các môn học bằng tiếng Anh
Đọc nhiều tài liệu tiếng Pháp sẽ hiểu rõ hơn về môn học và lĩnh vực của mình, ở thị trường Pháp và Châu ÂuTập trung học tiếng Pháp nhiều, có thể sẽ quên tiếng Anh (đối với bạn đã học song ngữ Anh-Pháp)Có thể thực hành 2 ngôn ngữ cùng một lúc. Đặc biết là có thể làm quen với accent của nguời Pháp khi nói tiếng AnhBị rối loạn nhẹ ngôn ngữ trong thời gian đầu, nhằm lẫn từ giữa tiếng Anh và tiếng Pháp
Tăng sự dũng cảm, sự tự tin sau khoá học nếu bạn hoàn thành khoá họcMất tự tin và tự ti trong thời gian đầu, do không theo kịp bạn cùng lớpĐối với những ai chưa vững tiếng Pháp, thì sẽ nhẹ nhàng hơn, các bạn sẽ tự tin hơn khi các bạn hiểu bàiỶ y có thể làm bài exam bằng tiếng Anh, nên không trao dồi kỹ năng viết tiếng Pháp

Bạn sẽ làm gì khi cảm thấy không theo kịp bài giảng của thầy cô, thậm chí là hầu như không hiểu họ nói gì vào những ngày đầu của khoá học

Stress làm mất sự tự tin về khả năng học tập

Vì vậy:

  • Đừng tự ti, vội đánh mất sự tự tin của mình
  • Không nên bỏ nửa chừng chương trình học
  • Nếu bạn không hiểu, giờ giải lao hay cuối giờ hỏi thầy/cô
  • Nếu thầy/cô không có thời gian lúc đó thì gửi email họ sau
  • Xin thầy/cô slides về nhà nghiên cứu, đọc hiểu
  • Khi nào không hiểu thì hỏi bạn
  • Không nên giữ cái tôi mình quá lớn
  • Nhờ bạn này không được thì nhờ bạn khác
    Thời gian đầu làm bài nhóm sẽ gặp nhiều vất vả: vậy nên, những ngày đầu nên giao lưu gầy dựng mối quan hệ với bạn bè trong lớp, chỉ ra điểm mạnh của mình, và điểm yếu của mình là tiếng Pháp. Họ sẽ thông cảm khi làm chung nhóm với bạn. Chừng 2-3 tháng dần các bạn sẽ quen. Hay nói cách khác, quen với sự khó khăn, quen để học cách ứng phó. Từ đó, sau một năm là bạn sẽ tiến bộ nhanh tiếng Pháp.

Bản thân mình đã trãi qua không ít khó khăn trong chương trình học 100% tiếng Pháp. Nên mình muốn chia sẻ kinh nghiêm, cũng như động viên các bạn hãy cố gắng, tự tin, dần dần các bạn sẽ quen và phát triển nhanh kỹ năng tiếng Pháp của mình.

Nếu các bạn cần chia sẻ, hay có câu hỏi gì, hãy comment bên dưới bài viết của mình.

Chúc các bạn thành công!

Một số kênh học tiếng Pháp online miễn phí:

  1. Luyện nghe hiểu
    https://apprendre.tv5monde.com/fr (trang tiếng Pháp)
    http://apprendre.tv5monde.com/vi (trang tiếng được dịch sang tiếng Việt)
    https://savoirs.rfi.fr/fr/apprendre-Enseigner/langue-francaise/journal-en-fran%C3%A7ais-facile
    http://www.podcastfrancaisfacile.com/
  2. Ngữ pháp, từ vựng: www.francaisfacile.com/
  3. Phát âm
    http://phonetique.free.fr/
    https://www.laits.utexas.edu/fi/html/pho/02.html
  4. Qua bài hát
    http://www.lyricsgaps.com/exercises/filter/language/fr/French
    http://chansonsfle.blogspot.com/
  5. Luyện thi DELF
    https://www.ciep.fr/delf-b2-tout-public-mentraine
    https://sites.google.com/site/passetondelf/home
Canh dong que

Làm thế nào để tăng năng xuất, đồng thời phát triển du lịch ở vùng nông thôn

Ở bài viết trước mình có giới thiệu các bạn căn nhà nông thôn của Pháp để hiểu thêm về cuộc sống người dân ở đó, đồng thời có thể có một chút hình dung về khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Pháp. 
Hôm nay, mình tiếp tục cập nhật về vùng nông thôn hẻo lánh ở Pháp. Mình sẽ giới thiệu thêm khu vực ruộng đồng, chăn nuôi của người dân, và phát triển du lịch vùng nông thôn.

Canh dong que

Ruộng đồng ngăn nắp sạch sẻ.

Đây là lần đầu tiên mình vào khu vực vùng sâu, vùng xa ở Pháp để tìm hiểu và khám phá xem khung cảnh ấy trông như thế nào.

Đến nơi rồi, mình phải oà lên một tiếng “đẹp và sạch quá”. 

Trên ruộng không có một chai thuốc, bao bị, hay chất thải từ nông nghiệp. Mình nghĩ chắc họ để rác thải vào bao, rùi đem lại khu vực dành cho rác thải nông nghiệp, để vào thùng rác gần đó.

Trên ruộng đã thu hoạch xong, có đàn bò đang ăn cỏ, thức ăn cũng được để ngăn nắp, gọn gàng trong bể ăn của chúng.

Bao ve moi truong vung nong thon

Tránh ô nhiễm môi trường đồng ruộng.

Ở Pháp, họ rất quan tâm đến việc ô nhiễm môi trường. Điều đầu tiên, dĩ nhiên, là sức khoẻ người nông dân, đi xa hơn là sức khoẻ cộng đồng. Rác thải nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là môi trường nước nơi họ uống. Đường nước bị nhiễm bẩn, dẫn đến nước sông nhiễm bẩn, con người uống vô bị bệnh, nguy cơ ung thu. Nếu không ô nhiễm môi trường nước thì rác thải như chai, vỏ nhựa, cũng làm ô nhiễm môi trường đất. Ô nhiễm làm xấu đi vẻ mỹ quan của đồng ruộng, giảm năng xuất và kinh tế của người dân.

May cat xa lua

Thu hoạch bằng máy móc tân tiến

Mình nhớ lại ba mình làm ruộng hồi đó, mỗi khi thu hoạch là mang theo cả một đội quân: lớp thì cắt lúa, lớp thì đem lúa lại máy tuốt, lớp thì hứng lúa, lớp thì buột bao, v.v. Ở Pháp, thu hoạch chỉ cần tối đa 2 người thôi. tuỳ vào loại nông sản.

Ví dụ: Đối với lúa mì, họ chỉ dùng một máy cắt lúa, máy sẽ tự động cuộn tròn và  tự động bao luôn lại bằng ni lông, sau đó đem lại máy tuốt sau. Hoặc có thể sử dụng đồng thời 2 máy, một máy tuốt, 1 máy hứng lúa. Như vậy người nông dân không phải cực nhọc nhiều.

Đường xá đi vào ruộng rất dể dàng, giống như đường đô thị ấy. Tuy nhiên, cũng có những con đường nhỏ lót cát nhuyễn đi vào các thửa ruộng, nhưng họ cũng dùng xe chuyên chở để đến nơi mang lúa về. 

Nói đến đây, mình nghĩ về Ba mình, và người nông dân Việt Nam và cảm thấy xót xa. Không ít thì nhiều, cho đến nay họ cũng còn lao động bằng sức lực, khuân vác rất nhiều. Tệ hơn, cách đây hơn 10 năm, thì việc khuân vác bằng sức người và sức trâu là chủ yếu. 

Mình nhớ lại khi còn 18 tuổi trẻ trâu, mình cũng có lần vát lúa dọc theo bờ ruộng phải nghỉ mấy lần mới tới nơi. Mình tội nghiệp hơn là mấy con trâu. Ở Pháp không sử dụng sức kéo trâu, vì hầu hết họ có máy móc. Tụi nó được thả rong trên ruộng, tự do. Chủ yếu là nuôi để lấy thịt. Mình đã đi qua nhiều ruộng đồng cả tháng nay, mà chẳng bao giờ thấy chủ của tụi nó trên ruộng. 

Bất cứ vùng nông thôn nào cũng được phát triển du lịch. Ngay cả những vùng quê hẻo lánh, không có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, họ vẫn phát triển được du lịch. Khách du lịch đến chủ yếu họ muốn tận hưởng không khí trong lành của vùng nông thôn, sạch, không ô nhiễm như ở thành thị. Hơn nữa, họ cũng tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở vùng đó. Mỗi vùng có nét đặc trưng riêng và những món ăn đặc sản của vùng. Phát triển du lịch giúp cải thiện kinh tế người nông dân hơn nhờ vào những mô hình phát triển du lịch từ thiên nhiên, chẳng hạn, cung cấp phòng ở, thức ăn, phát triển khu cắm trại, v;v

Ước mơ nho nhỏ 

Đến thăm vùng nông thôn ở Pháp. Mình nghĩ về người nông dân Việt Nam. Mong sao, có nhiều hợp tác xã hơn để họ có thể học tập, đầu tư máy móc, bớt sử dụng sức người, sức trâu. Động vật cũng cần được yêu thương, chăm sóc. 

Nông dân mình ngày càng gia tăng ý thức  trong việc bảo vệ môi trường. Tránh sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hoá học. Đồng thời, cung cấp cho thị trường mình nhiều sản phẩm sạch hơn. Đặc biệt là nước ta đã ký hiệp định EVFTA để mở rộng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Châu Âu. Thị trường Châu Âu là một thị trường rất khó, đòi hỏi chất lượng cao, ngoài sản phẩm được trồng theo tiêu chuẩn, còn phải đầu tư máy móc trong vấn đề bảo quản. Đó cũng là thử thách của người nông dân và các công ty xuất khẩu nông sản.

Ở bài viết tiếp mình sẽ nhấn mạnh, và phân tích sâu hơn về cách sử dụng nông sản và tiêu dùng nông sản như rau quả thịt ở Châu Âu, cụ thể là ở Pháp.

Dưới đây là video chuyến thăm đồng ruộng, khu vực chăn nuôi bò, cảnh quan ở vùng nông thôn Pháp

Trai nghiem leo nui cam trai o Phap

Cắm trại bằng lều – Hoạt động hè vui khoẻ cho trẻ tránh dịch Covid19

Tại sao ba mẹ người Pháp lại thích dẫn con em mình leo núi cắm trại?

Hoạt động vui chơi ngày hè cho trẻ em là một món quà không thể thiếu của các bậc phụ huynh ở Pháp dành tặng con mình sau một năm học tập vất vả. Nếu dịch covid không diễn ra thì các bậc phụ huynh ở Pháp có nhiều lưạ chọn phong phú hơn như cho con tham gia các hoạt động ở khu giải trí dành cho trẻ em, du lịch,…

Nhưng mùa dịch hiện còn kéo dài và đang hành hoành khắp mọi nơi, trong đó có Pháp. Vì vậy hoạt động leo núi cắm trại, được nhiều bậc phụ huynh và gia đình ưa chuộng hơn cho một mùa hè giải trí an toàn và sức khoẻ.

 

 
Cam trai tranh covid

Ảnh: Mẹ hướng dẫn con dựng lều

Tại sao nên chọn lựa hoạt động leo núi cho trẻ?

Không phải chỉ tránh covid, mà hoạt động leo núi cắm trại còn là một hoạt động bổ ích mang nhiều giá trị, ý nghĩa cho trẻ và gia đình:

  • Trẻ em được rèn luyện sức khoẻ
  • Học cách cắm trại, trang bị kiến thức về hoạt động: giày leo núi, địa hình, kiểm tra nhiệt độ thời tiết khu vực…
  • Ba mẹ có cơ hội gần gũi, tham gia hoạt động cùng con cái
  • Ngắm cảnh thiên nhiên với view thật đẹp: Có thể tắm hồ, ngắm thác nước
  • Tận hưởng không khí an lành, tránh ô nhiễm
  • Kích thích trí tưởng tưởng của trẻ em về thiên nhiên (ba mẹ có thể mang theo bút vẽ, diều cho con của mình)
  • Phát triển lòng yêu thiên nhiên trong trẻ

Phải làm sao nếu trại tôi đă dùng hết nước, hết lương thực mang theo?

Mỗi khu vực núi dành cho cắm trại đều có nhà lưu trú, gọi là “refuge” cho người leo núi. Nếu chẳng may gặp sự cố như lều hư, họ có thể đến đây lưu trú qua đêm. Thường thì nhà lưu trú cách nơi cắm trại không xa. Trong nhà lưu trú cũng cấp thức ăn, nước uống, toilet cho người leo núi. Nước uống, toilet được miễn phí, các thứ còn lại phải trả tiền. Chủ của khu vực lưu trú cũng  sở hữu khu cắm trại lý tưởng, nếu người cắm trại yêu thích địa điểm view đẹp hơn thì có thể thuê chỗ của họ để cắm trại. Nếu không thì tìm một nơi nào gần đó để cắm trại mà không phải trả phí.

Dưới đây là video tóm tắt lại khoảng 5 phút cho cuộc hành trình dài hơn 3 tiếng leo núi cắm trại của mình. Trên đường đi mình cũng thấy nhiều gia đình dẫn con cái của họ leo núi, thậm chí là có những đoàn người lớn tuổi trên 70 cũng ưa chuộng việc leo núi mà không quản ngại khó khăn và thử thách đường đèo.

Tham quan trang trai nuoi ca o phap

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Nuôi Cá Lồng Bè Trên Biển ở Pháp

Cách đây không lâu, mình cùng nhóm bạn người Pháp đến tham quan một trang trại nuôi cá của anh Oliver. Trãi qua hơn 20 năm với nghề nuôi cá lồng trên biển, anh Olivier đạt được nhiều thành công, chưa bao giờ cá của anh bị bệnh. Vì vậy, mình đã có cuộc phỏng vấn nhỏ với anh về cách nuôi, chăm sóc cá ở Pháp.

Oliver có khoảng 5 trang trại nuôi cá lồng trên biển, lồng cá được làm bằng lưới. Anh nuôi chủ yếu 2 loại cá: loup và daurade (xem ảnh bên dưới). Khi được hỏi bao lâu anh mới thay lưới mới, anh trả lời: “10 năm/ 1 lần”. Mình rất ngạc nhiên, vì mình nghĩ lưới không thể nào không bị mục dưới nước biển. Nhưng anh ta khẳng định, khoảng mười năm anh mới thay lưới một lần. Anh làm nghề nuôi cá lồng này đã hơn 20 năm, nên mình tin những gì anh đang nói.

Mình nhớ khi mình còn nhỏ, ba mình có làm lồng nuôi cá bống trên sông, nhưng lồng cá bằng bè gỗ, phải lót thêm lưới xung quanh bên trong bè. Nhưng thời gian của lồng lưới và gỗ ngắn hơn nhiều so với những gì anh nói, chính vì vậy, mình đã có chút nghi ngờ khi anh nói mười năm mới thay lưới một lần. Anh cho biết: luới hay gỗ mục mau, chủ yếu là do phải chịu nắng, mưa khi ở trên cạn, còn dưới nước biển thì độ bền lâu hơn.

Nuoi ca long be tren bien

Thức ăn cho cá là gì? Quan niệm của anh về dinh dưỡng?

Anh Olivier chủ yếu mua thức ăn cho cá từ những công ty chuyên sản xuất thức ăn cho vật nuôi. Hầu hết, thức ăn cho cá đều là thức ăn cho chế độ “ăn chay”. Nghĩa là thức ăn được làm từ bột ngô, hay bột lúa mì. Anh cho rằng cá cũng cần chế độ dinh dưỡng tốt thì cá mới khoẻ mạnh. Việc cho cá ăn thức “ăn chay” sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm kim loại nặng và điôxin vì hàm lượng của các chất này có ít trong ăn thức “ăn chay” hơn  trong các loại thức ăn từ cá, cua…Như vậy, có thể giảm thiểu sự ô nhiễm trong khu vực lồng bè, cũng như trong môi trường nước biển. Môi trường nước biển có sạch, thì cá mới khoẻ và không bị bệnh. Từ đó, cho ra năng suất cao.

Các nước trong liên minh Châu Âu, trong đó có Pháp, pháp luật hạn chế sản suất những thức ăn cho cá được chế biến từ các loài thuỷ sản. Vì họ cho rằng, nhiều loại thuỷ sản mang mầm bệnh, hoặc một số loại con người không thể ăn được. Nếu sử dụng chúng làm thức ăn cho cá mà chúng ta ăn, thì chúng ta sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn hay nhiễm bệnh.

Hơn thế nữa, những loại thuỷ sản thông thường mà chúng ta ăn như: mực, cua, cá… khi chúng còn quá nhỏ, người Pháp sẽ không đánh bắt. Họ thường  thả lại chúng về biển nếu họ đánh bắt nhằm chúng. Họ cho sinh vật nhỏ bé ấy thời gian sinh sống và tồn tại. Thứ nhất là vì lý do nhân đạo, thứ hai là vì hạn chế từ luật Châu Âu, nếu đánh bắt cả cá con và cá mẹ, thì một ngày nào đó, nguồn tài nguyên về hải sản sẽ cạn kiệt. 

Tham quan trang trai nuoi ca o phap

Ảnh: Diemparis và Olivier, chủ trang trại cá

Nuôi cá dày đặc, sẽ tăng nâng suất? Điều đó không đúng.

Anh lưu ý, không nên thả cá quá dày đặc, cá cũng cần môi trường sống và bơi lội để có được sức khoẻ tốt và thịt cá săn chắc hơn, cũng bớt sự lây lan nhiễm bệnh trong môi trường sống. Đặc biệt, trước khi nuôi, chú ý lựa chọn khu vực không bị ô nhiễm nguồn nước. Nếu nước biển bị ô nhiễm, cá dể nhiễm bệnh và chết. Cá khoẻ, không bệnh sẽ cung cấp cho chúng ta một nguồn dinh dưỡng tốt, đảm bảo không gây ra những nguy cơ nhiễm bệnh từ cá mà chúng ta ăn.

Cá nuôi là thức ăn cho chúng ta. Cá khoẻ, chúng ta khoẻ, cá bệnh thì chúng ta có nguy cơ bị bệnh. Do đó, “Hãy chăm sóc cá như chăm sóc chính chúng ta”

Video bên dưới là toàn cảnh của một trang trại nuôi cá lồng ở biển của anh Olivier ở Pháp.