Van hoa giao tiep voi nguoi Phap

Văn Hoá Giao Tiếp, Kinh Doanh Với Người Pháp

Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn thường bảo nhau là “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Điều đó cũng được áp dụng trong giao tiếp kinh doanh với khách hàng, đối tác người nước ngoài nhằm đạt được sự thành công trong giao tiếp cũng như là sự thành công cho mục đích thiết lập tốt mối quan hệ kinh doanh.

Vậy để đạt được thành công trong giao tiếp kinh doanh với khách hàng, đối tác Pháp, bạn cần biết những điều gì?

Ngay bây giờ, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về văn hoá giao tiếp đặc trưng của người Pháp, những điều nên làm và không nên làm trong ứng xử, cũng như trong giao tiếp kinh doanh với người Pháp.

Thứ nhất, nghệ thuật chào hỏi của người Pháp

Cach hon chao cua nguoi Phap
Ảnh minh hoạ: cách hôn chào của người Pháp

Chào hỏi là một nghệ thuật ứng xử giúp cho đối phương an tâm, không cảm thấy shock khi bắt đầu một cuộc hội thoại. Để chào đối phương, bạn có 3 lựa chọn: hôn má, bắt tay hoặc chỉ nói “Bonjour” (bonjour có nghĩa là xin chào). Nếu là lần đầu tiên gặp mặt, thì bạn có thể không cần phải chào hôn má. Đặc biệt nếu bạn là nữ, thì người nam sẽ ưu tiên cho bạn chọn cách chào.

Hôn chào trong tiếng Pháp còn gọi là “Faire la bise”, có thể dịch sang tiếng Anh là “Make a kiss”. Liệu hôn chào có giống như hôn má kiểu của Việt Nam không? Câu trả lời là hoàn toàn không giống kiểu hôn má của người Việt mình. Người Việt mình hôn má thường theo kiểu hít bằng mũi. Nếu dùng kiểu này để giao tiếp với người Pháp, họ sẽ cho rằng bạn hôn kỳ quặc.

Vậy phải hôn như thế nào? Khi hôn, hai má của đối phương chạm vào nhau, nghĩa là môi không chạm vào da mặt người khác mà áp má vào má, tạo ra một cái vỗ nhẹ. Đại đa số người Pháp bắt đầu nụ hôn chào bằng má bên phải. Tuy nhiên, cũng có một số vùng ở nước Pháp như Basse-Normandie có xu hướng bắt đầu hôn từ má phải sang bên má trái.

Thứ hai, phép lịch sự của người Pháp

Cảnh đi bộ đông người ở Pháp
Ảnh minh hoạ: Cảnh đi bộ đông người ở Pháp

Người Pháp rất giữ phép lịch sự. Họ hay dùng từ “Pardon” nghĩa là xin lỗi cho một hành động vô ý hoặc cố ý trong một vài ngữ cảnh. Dưới đây là một số ví dụ:

Người Pháp có thói quen đi bộ, hoặc khi đi dạo mua sắm. Giả sử bạn đi trước mặt họ, vô ý cản đường họ, hoặc do con đường nhỏ không đủ dành cho 2 người, khi đó họ muốn vượt mặt bạn, họ sẽ nói “Pardon”. Tương tự, đối với tình huống, họ phải đi ngang trước mặt bạn, họ cũng sẽ nói “Pardon”, vừa là lời xin lỗi, cũng như xin phép để đi ngang mặt bạn.
Khi vào bất kỳ cửa hàng nào dù lớn hay nhỏ, khách hàng đều phải chào “Bonjour” với người bán hàng. Dĩ nhiên, là người bán hàng cũng chào khách hàng. Một phần quan trọng không kém là khi khách mua hàng, nhận hàng đều phải chào tạm biệt “Au revoir” và chúc một ngày tốt lành “Bonne journée” với người bán hàng sau khi họ nói cảm ơn.

Kinh nghiệm lúc mới qua, mình không rành tiếng Pháp lắm nên lúng túng trong cách ứng xử. Khi mình nhận hàng từ người bán, mình không nói gì cả. Người bán đã nhìn mình với vẻ không hài lòng lắm. Do vậy, trường hợp không biết nói tiếng Pháp, bạn có thể chào tạm biệt họ bằng tiếng Anh, đa số họ sẽ hiểu, như vậy tốt hơn là bạn im lặng và không nói gì.

Chờ đợi khi ăn uống cũng được coi là văn hoá và phép lịch sự của người Pháp. Tuy nhiên, đối với Châu Á mình sẽ cảm thấy chờ lâu, và gần như không đủ kiên nhẫn. Khi bước vào nhà hàng, quán ăn Pháp, bạn sẽ không tự động đi vào bàn ăn, mà phải đứng chờ người phục vụ đến chỉ định bàn, hoặc khu vực nào bạn nên ngồi. Mặc dù có nhiều bàn trống, nhưng có thể đã có người đặt, chỉ là họ chưa đến mà thôi, vì vậy bạn không nên tự ý ngồi vào bàn. Sau khi được chỉ định ngồi vào bàn, bạn phải đợi phục vụ mang menu lại, rùi từ đó khách cứ thong thả chọn món, sau đó phục vụ mới trở lại ghi món. Tuỳ thuộc vào quán đông hay không, mà khách sẽ ngồi chờ lâu hay nhanh, có khi phải chờ đến hơn 20 phút.

Thứ ba, cách diễn tả bộc trực thẳng thắng của người Pháp.

Đối với người Châu Á, chẳng hạn người Việt Nam thường hay kiềm nén cảm xúc, ít bộc lộ ra bên ngoài, hay diễn tả vấn đề gián tiếp, có khi là đi một vòng trái đất rùi mới vô vấn đề chính.
Nhưng đối với người Pháp thì ngược lại, họ rất thẳng thắng nêu ra quan điểm của mình. Họ thường trả lời rất dứt khoát: đúng hay sai, đồng ý hay không đồng ý. Chứ không gật gù nửa vời. Họ cũng không ngại bộc lộ cảm xúc bất đồng, giận, hoặc không đồng ý. Tuy nhiên, việc nào ra việc đó, họ không dể bị tác động, làm thay đổi quyết định cho những quan điểm hay vấn đề khác.

Thứ tư, cuộc tranh luận của người Pháp

Cach thuc bieu hien khi tranh luanẢnh
Ảnh minh hoạ: Cách thức, cử chỉ khi tranh luận của người Pháp: 1. Tôi không đồng ý; 2. Tôi để anh/chị nói; 3.Đừng có xen vào khi tôi đang nói, để tôi nói xong ý của mình; 4. Tôi không đồng ý với ý kiến này

Ở Pháp, tranh luận được được xem là nét đặc trưng trong nền văn hoá Pháp. Nó diễn ra trong cuộc thảo luận của bạn bè, trong lớp học, trong gia đình, trong cuộc đối đầu tranh cử trong chính trị… Nói chung là họ sẵn sàng tranh luận nêu ra quan điểm của mình, mục đích cũng là thăm dò, khám phá, nhằm hiểu được ý kiến chung, từ đó giải quyết các chủ đề nghiêm túc. Trong các cuộc họp, đặc biệt là trong bối cảnh chuyên môn, họ nghiêng về tranh luận và phân tích hơn là quyết định; trên hết, những người trong cuộc hop phải thuyết phục, giải thích và biện minh, nó sẽ không nhất thiết dẫn đến một quyết định ngay lập tức.

Trong văn hoá kinh doanh cũng vậy, khi giao tiếp, bạn đừng ngại nêu lên quan điểm của mình. Mặc dù quan điểm của mình có thể trái ngược với những gì đối tác suy nghĩ, nhưng tranh luận chỉ nên dừng lại mức đưa ra ý kiến, phân tích vấn đề, chứ không nên mang tính quyết định đúng sai, đối đầu. Tránh việc tranh luận gây hấn, hiếu chiến, cố ý tấn công đối phương. Điều này sẽ không có lợi trong mối quan hệ kinh doanh của bạn.

Những điều nên chuẩn bị và nên làm khi giao tiếp với người Pháp

  • Người Pháp rất thích thảo luận về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, cuộc sống xã hội. Nếu bạn chuẩn bị một chút ít kiến thức tìm hiểu về một vài nội dung này, đối tác của bạn sẽ rất thích thú trong cuộc thảo luận, tranh luận.
  • Họ rất thích được khen ngợi, bạn có thể cho lời khen ngợi dựa trên văn hoá và đất nước, con người Pháp;
  • Trong giao tiếp với đối tác, người Pháp luôn chú ý đến vấn đề ăn mặc, họ rất chao chuốt, thậm chí là mặc đồ hàng hiệu để thể hiện sự đẳng cấp và tôn trọng đối phương
  • Để thể hiện phép lịch sự của mình, bạn có thể bắt đầu gọi họ là “Monsieur/ Madame”, điều này thể hiện sự tôn trọng, kính nể.
  • Khi bắt tay với họ, cần nhanh và nhẹ nhàng
  • Trong tiệc ăn với khách hàng, đối tác, nên giữ tay của bạn trên bàn

Những điều không nên làm khi giao tiếp với người Pháp

  • Không nên nói quá nhiều về cuộc sống cá nhân của bạn, hãy tách biệt cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn
  • Không nên phô trương, gây ấn tượng với đối tác bằng sự giàu có của bạn.
  • Không nên bỏ tay vào túi trong khi giao tiếp
  • Không búng ngón tay, vì coi là không phép lịch sự, thậm chí là xúc phạm
  • Không nên nói chuyện quá to khi thảo luận, họ không thích ồn ào và luôn giữ phép lịch sự không làm ảnh hưởng đến người khác

Một điều nữa cần lưu ý. Trong kinh doanh, việc trao đổi quà tặng là rất hiếm, ngoại trừ vào dịp lễ Giáng sinh và đêm giao thừa, khi người ta thường tặng sôcôla, rượu vang, … như một món quà.
Để bày tỏ lòng biết ơn đối với khách hàng, hay đối tác, bạn nên tổ chức một sự kiện hoặc bữa tối như vậy sẽ tốt hơn là tặng quà. Tuy nhiên, nếu ăn tối tại nhà đối tác, bạn nên quà tặng để cảm ơn chủ nhà. Không nên tặng quà trong lần gặp đầu tiên và không nên trao danh thiếp cùng với món quà.

Kiem tra nong do con khi lai xe o phap

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe ở Pháp năm 2020

Mức phạt về vi phạm nồng độ cồn khi lái xe có thể lên đến 9000€, tức 240 triệu đồng Việt Nam và phạt tù 4 năm

Sống ở Pháp khá lâu, mình cũng tham dự nhiều buổi tiệc lớn nhỏ với bạn bè, đồng nghiệp. Điểm chung ở Pháp là tiệc nào cũng có rượu. Rượu vang được xem là thức uống đặc trưng nổi tiếng của Pháp. Ngoài rượu, còn có rất nhiều loại thức uống được pha chế gọi là “cocktail” có cồn như Tequila, Mojito, v.v. Rượu vang và cả cocktail có thể dùng để khai vị, tuy nhiên để uống trong suốt bữa ăn thì người Pháp dùng rượu vang, mà không dùng cocktail.

Canh sat giao thong kiem tra
Ảnh minh hoạ: Cảnh sát giao thông kiểm tra người lái xe

Mặc dù rượu là thức uống đặc trưng, truyền thống của người Pháp, nhưng trong bữa tiệc, người Pháp lại rất dè chừng khi uống rượu, thậm chí cocktail có cồn. Do họ thường lái xe ôto, nên họ rất chú ý về lượng uống và nồng độ cồn trong rượu. Không phải hiển nhiên mà họ có ý thức cao đến mức mà một ly rượu cũng phải dè chừng. Dĩ nhiên, đó chỉ là một phần trong việc nhận thức của người dân về việc uống rượu là nguy hiểm khi lái xe, nhưng chủ yếu là sức mạnh của luật giao thông ở Pháp.

Dưới đây là bảng quy định mức phạt cho người lái xe ở Pháp theo luật giao thông Pháp năm 2020, mọi người xem bảng gốc và bảng dịch bên dưới để hiểu rõ thêm tại sao người lái xe ở Pháp lại khá tuân thủ luật giao thông, rất dè chừng khi uống rượu, dù chỉ là 1 ly nếu như họ sử dụng ôto để đến buổi tiệc.

Trích từ: Code de la route 2020
Vi phạm nhẹ, phạt tiền Mức Phạt *ĐiểmĐình chỉ giấy Phạt tù
>=0,25 miligam/lít và <0,04 miligam/lít khí thở; hoặc nồng độ cồn trong máu >=0,5g/l và <0,8 g/l €135 6 3 năm Không
Vi phạm, làm trái quy định Mức Phạt *Điểm Đình chỉ hoặc huỷ bỏ giấy phép lái xe Phạt tù
>=0,4 miligam/lít khí thở và hoặc nồng độ cồn trong máu >0,8 g/l; hoặc trong tình trạng say rượu, hoặc từ chối kiểm tra nồng độ cồn €450063 năm2 năm
Tái phạm>=0,4 miligam/lít khí thở và hoặc nồng độ cồn trong máu >0,8 g/l; hoặc trong tình trạng say rượu, hoặc từ chối kiểm tra nồng độ cồn €9000 6Huỷ bỏ, cấm thi lại trong 3 năm 4 năm
Sử dụng ma túy hoặc từ chối tầm soát ma tuý €4500 63 năm 2 năm
Sử dụng ma túy + rượu trái quy định €9000 63 năm 3 năm

*Ghi chú: Mỗi bằng lái xe ở Pháp được cấp sẽ có 12 điểm, tuỳ vào mỗi vi phạm luật giao thông, số điểm này sẽ bị trừ dần.

Một nhân viên bình thường thu nhập từ 1500€-2000€. Tuy nhiên, họ phải chi đủ thứ như tiền thuê nhà, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe ôto, đối với những ai có ôto, v.v. Phần còn lại là phụ thuộc vào mức độ chi tiêu ăn uống của mỗi người. Tính ra nếu tiết kiệm nhiều lắm có thể, họ chỉ dư được vài trăm€/1 tháng. Trong khi mức phạt cao nhất cho người lái xe vi phạm nồng độ rượu khi lái xe 9000€ tương đương 240 triệu đồng Việt Nam và phạt tù 4 năm. Như vậy mức phạt do vi phạm nồng độ cồn khi lái xe là rất cao. Người vi phạm có thể phải mất số tiền dành dụm hơn 2 năm để đóng phạt, chưa kể là phải đi tù. Thế nên đại đa số người lái xe ở Pháp rất tuân thủ quy định này.