Làm thế nào để tăng năng xuất, đồng thời phát triển du lịch ở vùng nông thôn

Chia sẻ

Ở bài viết trước mình có giới thiệu các bạn căn nhà nông thôn của Pháp để hiểu thêm về cuộc sống người dân ở đó, đồng thời có thể có một chút hình dung về khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Pháp. 
Hôm nay, mình tiếp tục cập nhật về vùng nông thôn hẻo lánh ở Pháp. Mình sẽ giới thiệu thêm khu vực ruộng đồng, chăn nuôi của người dân, và phát triển du lịch vùng nông thôn.

Canh dong que

Ruộng đồng ngăn nắp sạch sẻ.

Đây là lần đầu tiên mình vào khu vực vùng sâu, vùng xa ở Pháp để tìm hiểu và khám phá xem khung cảnh ấy trông như thế nào.

Đến nơi rồi, mình phải oà lên một tiếng “đẹp và sạch quá”. 

Trên ruộng không có một chai thuốc, bao bị, hay chất thải từ nông nghiệp. Mình nghĩ chắc họ để rác thải vào bao, rùi đem lại khu vực dành cho rác thải nông nghiệp, để vào thùng rác gần đó.

Trên ruộng đã thu hoạch xong, có đàn bò đang ăn cỏ, thức ăn cũng được để ngăn nắp, gọn gàng trong bể ăn của chúng.

Bao ve moi truong vung nong thon

Tránh ô nhiễm môi trường đồng ruộng.

Ở Pháp, họ rất quan tâm đến việc ô nhiễm môi trường. Điều đầu tiên, dĩ nhiên, là sức khoẻ người nông dân, đi xa hơn là sức khoẻ cộng đồng. Rác thải nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là môi trường nước nơi họ uống. Đường nước bị nhiễm bẩn, dẫn đến nước sông nhiễm bẩn, con người uống vô bị bệnh, nguy cơ ung thu. Nếu không ô nhiễm môi trường nước thì rác thải như chai, vỏ nhựa, cũng làm ô nhiễm môi trường đất. Ô nhiễm làm xấu đi vẻ mỹ quan của đồng ruộng, giảm năng xuất và kinh tế của người dân.

May cat xa lua

Thu hoạch bằng máy móc tân tiến

Mình nhớ lại ba mình làm ruộng hồi đó, mỗi khi thu hoạch là mang theo cả một đội quân: lớp thì cắt lúa, lớp thì đem lúa lại máy tuốt, lớp thì hứng lúa, lớp thì buột bao, v.v. Ở Pháp, thu hoạch chỉ cần tối đa 2 người thôi. tuỳ vào loại nông sản.

Ví dụ: Đối với lúa mì, họ chỉ dùng một máy cắt lúa, máy sẽ tự động cuộn tròn và  tự động bao luôn lại bằng ni lông, sau đó đem lại máy tuốt sau. Hoặc có thể sử dụng đồng thời 2 máy, một máy tuốt, 1 máy hứng lúa. Như vậy người nông dân không phải cực nhọc nhiều.

Đường xá đi vào ruộng rất dể dàng, giống như đường đô thị ấy. Tuy nhiên, cũng có những con đường nhỏ lót cát nhuyễn đi vào các thửa ruộng, nhưng họ cũng dùng xe chuyên chở để đến nơi mang lúa về. 

Nói đến đây, mình nghĩ về Ba mình, và người nông dân Việt Nam và cảm thấy xót xa. Không ít thì nhiều, cho đến nay họ cũng còn lao động bằng sức lực, khuân vác rất nhiều. Tệ hơn, cách đây hơn 10 năm, thì việc khuân vác bằng sức người và sức trâu là chủ yếu. 

Mình nhớ lại khi còn 18 tuổi trẻ trâu, mình cũng có lần vát lúa dọc theo bờ ruộng phải nghỉ mấy lần mới tới nơi. Mình tội nghiệp hơn là mấy con trâu. Ở Pháp không sử dụng sức kéo trâu, vì hầu hết họ có máy móc. Tụi nó được thả rong trên ruộng, tự do. Chủ yếu là nuôi để lấy thịt. Mình đã đi qua nhiều ruộng đồng cả tháng nay, mà chẳng bao giờ thấy chủ của tụi nó trên ruộng. 

Bất cứ vùng nông thôn nào cũng được phát triển du lịch. Ngay cả những vùng quê hẻo lánh, không có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, họ vẫn phát triển được du lịch. Khách du lịch đến chủ yếu họ muốn tận hưởng không khí trong lành của vùng nông thôn, sạch, không ô nhiễm như ở thành thị. Hơn nữa, họ cũng tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở vùng đó. Mỗi vùng có nét đặc trưng riêng và những món ăn đặc sản của vùng. Phát triển du lịch giúp cải thiện kinh tế người nông dân hơn nhờ vào những mô hình phát triển du lịch từ thiên nhiên, chẳng hạn, cung cấp phòng ở, thức ăn, phát triển khu cắm trại, v;v

Ước mơ nho nhỏ 

Đến thăm vùng nông thôn ở Pháp. Mình nghĩ về người nông dân Việt Nam. Mong sao, có nhiều hợp tác xã hơn để họ có thể học tập, đầu tư máy móc, bớt sử dụng sức người, sức trâu. Động vật cũng cần được yêu thương, chăm sóc. 

Nông dân mình ngày càng gia tăng ý thức  trong việc bảo vệ môi trường. Tránh sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hoá học. Đồng thời, cung cấp cho thị trường mình nhiều sản phẩm sạch hơn. Đặc biệt là nước ta đã ký hiệp định EVFTA để mở rộng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Châu Âu. Thị trường Châu Âu là một thị trường rất khó, đòi hỏi chất lượng cao, ngoài sản phẩm được trồng theo tiêu chuẩn, còn phải đầu tư máy móc trong vấn đề bảo quản. Đó cũng là thử thách của người nông dân và các công ty xuất khẩu nông sản.

Ở bài viết tiếp mình sẽ nhấn mạnh, và phân tích sâu hơn về cách sử dụng nông sản và tiêu dùng nông sản như rau quả thịt ở Châu Âu, cụ thể là ở Pháp.

Dưới đây là video chuyến thăm đồng ruộng, khu vực chăn nuôi bò, cảnh quan ở vùng nông thôn Pháp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *