Trai Tây, trai Việt, ga lăng, ai hơn ai?

Bạn Trai Phải Luôn Bao Bạn Gái Khi Đi ăn?

Xưa đến nay, các bạn nữ đều thích bạn trai yêu thương và chiều chuộng mình. Không chỉ có vậy, mà nhiều bạn nữ còn mong muốn bạn trai mình là người rộng rãi, thích ga lăng, chịu chi. Tuy nhiên thì mấy ai được người bạn trai như thế! Ừ, Cũng có, mà hơi hiếm! Chắc cũng đâu là tầm cỡ đại gia! Tuy nhiên đại gia thì cũng có giá của đại gia nhé!

Có nhiều bạn nữ quan niệm, hay mặc định là khi đi ăn bạn trai phải trả tiền, đặc biệt là bạn trai Tây hay Việt Kiều thì sự kỳ vọng càng nhiều!

Quan niệm ấy đúng hay sai? 

Bun cha gio ngon

Theo mình nghĩ thì ai có tiền thì người đó trả! Nếu cả hai đều có tiền thì mạnh ai nấy trả! Haha! :D! Mình nói nghiêm túc không đùa đâu nhé!

Thật ra là trai Pháp hay trai Việt Nam thì trai nào cũng phải làm vất vả mới có tiền, trai cũng như gái cũng có ba, có mẹ, cũng có bạn bè xã giao, mà nếu bao mãi cho bạn gái mỗi ngày đi ăn thì đến lúc nào đó túi cũng cạn! Trừ đại gia:)! Mà đại gia nuôi em này được thì cũng có thể có em khác, thường thôi!

Trai Tây khác Trai Việt ở chỗ là Trai Việt hiểu văn hoá Việt hơn: Trai việt thường chuẩn bị tâm lý đi ăn với bạn gái là mình phải trả tiền, thậm chí bạn gái đi với nhóm bạn gái thì bạn trai có mà cháy túi, vậy mà cũng bấm bụng chịu để chiều bạn gái, mong để bạn gái hảnh diện với bạn bè!

Còn bạn trai Tây thì sao? Có ga lăng đạt trình độ như trai Việt không? Xin thưa là thua xa nhé bạn:D! Không phải vì trai Tây keo kiệt mà là vì văn hoá và suy nghĩ khác với văn hoá người Việt.

Bạn trai Tây cho là nếu bạn gái đến với mình chỉ vì muốn mình trả tiền cho những bữa ăn thì chẳng khác nào đang lợi dụng mình: Chắc là được đi ăn miễn phí nên mới đi với mình đây! 

Hơn nữa, nếu bạn gái có dịp dẫn bạn trai Tây đi ăn cùng nhóm bạn gái thì nên bàn bạc với bạn trai trước là anh ấy có chịu trả tiền không, chứ mà mời luôn cả nhóm rồi bạn trai không trả là mình ôm xô nhé

Nói đi phải nói lại. Ở Việt Nam, thời gian yêu nhau là thời gian đẹp nhất của bạn gái: do đó bạn gái cần được chiều chuộng, ga lăng từ bạn trai! Vì không biết sao này cưới nhau thì anh ấy có thay đổi quá nhiều không, thế nên tranh thủ bạn gái tận hưởng thời gian yêu đẹp đẽ nhất.

Tuy nhiên cái gì cũng có chừng mực, chứ suy nghĩ như bạn gái trong clip này thì….pó tay.

Nước hoa cao cấp Pháp

Bí Ẩn Của Những Dòng Nước Hoa Cao Cấp Pháp

Nước hoa Pháp được xếp vào những mặt hàng xa xỉ, “Luxury” của thế giới. Để duy trì danh tiếng và bảo vệ thương hiệu cho dòng nước hoa Luxury, các nhà sản xuất thương hiệu này sẽ rất cận thận trong việc lựa chọn các đại lý, nhà phân phối bán sản phẩm của họ. Sản phẩm nước hoa Luxury sẽ không được bán trong một cửa hàng shop bình dân hay trong siêu thị, mà nó được trưng bày và bán trong các cửa hàng lớn chuyên về mỹ phẩm, hoặc trong các trung tâm thương mại.

Các thương hiệu nước hoa xa xỉ như Dior, Channel, Lancôme, Guerlain,…nhắm vào đối tượng khách hàng cao cấp, biết thưởng thức và chấp nhận chi trả mức giá cao. Hầu hết những người mua thuộc type người yêu thích và sử dụng những sản phẩm cao cấp, xa xỉ (Luxury).

Nhưng điều gì đã làm nước hoa Pháp nổi tiếng và có nhiều hãng nước hoa Pháp nằm trong top nước hoa xa xỉ nhất thế giới?

Bí ẩn về lược sử mùi hương và nguyên liệu của nước hoa 

Khi nói đến nước hoa, người ta sẽ nghĩ ngay đến mùi hương của nó. Hầu hết các khách hàng đều kiểm tra, thử mùi hương, sau đó mới quyết định có mua hay không. 

Ở Pháp, khi nói về mùi hương của nước hoa, người ta nghĩ đến mùi hương có liên quan gắn kết đến sự trãi nghiệm một khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống. Hay nói cách khác, mùi huơng nước hoa được liên kết mật thiết với những kỷ niệm và trải nghiệm tình cảm trong cuộc sống. Ví dụ, có mùi nước hoa liên quan đến những ký ức về thời thơ ấu, mang tính mãnh liệt, có mùi hương gợi nên sự gợi cảm, quyến rũ của người con gái… Nhiệm vụ của một loại nước hoa là đồng hành với những cảm xúc này, gợi nhớ và thúc đẩy cảm xúc của người dùng và đối tượng tiếp cận của họ.

Khi muốn tạo ra một loại nước hoa, nhà pha chế nước hoa  sẽ tìm cách dựng lại một ngữ cảnh, một cảm xúc, một cảm giác cụ thể hoặc thậm chí là cảm xúc ấy đã được bộc lộ tại một địa điểm cụ thể. Nhà pha chế sẽ tập hợp tất cả các mùi có liên quan mật thiết đến cảm xúc, hoàn cảnh mà anh ta muốn hướng đến, sau đó, nghiên cứu chọn lựa ra mùi đặc trưng nhất đúng với mục tiêu cảm xúc mà anh ta muốn hướng tới. Chẳng hạn, nhà chế tạo nước hoa tạo ra mùi hương nước hoa gợi nhớ bối cảnh cánh đồng hoa Oải Hương (Lavande) có ve sầu, hoặc mùi hương mang tính quyến rũ, khó cưỡng trong lần đầu gặp gỡ tình yêu.

Đa số những nhãn hàng nước hoa Luxury đều đến từ Pháp. Sở dĩ nước hoa Pháp nổi tiếng, đó cũng là vì quá trình nghiên cứu, chế tạo vô cùng kỳ công cùng với nguồn nguyên liệu chất lượng, đôi khi có thành phần rất hiếm. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất nước hoa ở Pháp đã chế tạo ra nhiều loại nước hoa chiết xuất từ tinh dầu tự nhiên của các loại hoa, thậm chí là một số loại hoa rất hiếm. Nhưng để có được một lượng tinh dầu nhỏ cần phải có một lượng lớn hoa tươi. 

Thiết kế hộp chai cầu kỳ, hoà hợp với lược sử của từng loại nước hoa

Hộp chai được thiết kế đa dạng, cầu kỳ và chất lượng đến từng con chữ được in trên chai. Tuỳ vào lịch sử, sự ra đời của nước hoa mà hộp chai được thiết kế phù hợp dành riêng cho mỗi loại nước hoa đó. Hộp chai thể hiện tinh thần, sức hút của mỗi loại nước hoa trong thiết kế của nó. Do vậy, nhà thiết kế cũng dành rất nhiều thời gian và tâm quyết để tạo nên thiết kế mang đúng tinh thần đó. Ngoài ra, kết cấu và chất liệu của từng mẫu chai cũng phải được nghiên cứu và chọn lựa kỹ để tạo nên sự nhất quán giữa hình ảnh và lược sử về sự ra đời mùi hương của loại nước hoa đó.

Tóm lại, để tạo ra một loại nước hoa, nhà sản xuất đã phải đầu tư nghiên cứu về bối cảnh, mùi hương, tìm kiếm cảm xúc gợi lên trong từng bối cảnh cụ thể, cùng với chất lượng đỉnh cao của nguồn nguyên liệu chế tạo nước hoa, đã tạo nên những thương hiệu nước hoa Pháp luxury nổi tiếng nhất thế giới.

Hãy điểm qua một số loại nước hoa nổi tiếng xa xỉ (Luxury) ở Pháp:

N°5, Chanel


N°5, Chanel

Chanel N ° 5, thuộc nhãn hàng Chanel. Đây là loại nước hoa cao cấp bán chạy nhất trên thế giới kể từ khi nó ra đời năm 1921! Lúc đó, Gabrielle Chanel, người sáng lập ra nhãn hàng Channel,  đã uỷ quyền cho một chuyên gia mũi, Ernest Beaux, người sáng chế và đánh giá các mùi hương, tạo ra một loại nước hoa cho bà thể hiện sự thanh lịch vượt thời gian. Nhà sáng chế này đã tạo ra cho cô ấy khoảng mười mẫu nước hoa và cô ấy đã chọn mẫu số 5. Đó cũng là tên của nước hoa Chanel N ° 5, được tung ra thị trường ngày 5/5/1921. Kiểu dáng chai đẹp, tinh tế và sang trọng, với mùi hương vượt thời gian … đã thu hút nhiều tín đồ yêu thời trang cao cấp, các ca sĩ, viễn viên nỗi tiếng trên thế giới như  Marilyn Monroe (người mẫu, ca sĩ, kiêm diễn viên người Mỹ).

Shalimar, Guerlain, mùi hương thần thoại


Shalimar, Guerlain,

Nước hoa Shalimar, được tạo ra vào năm 1925  từ thương hiệu sản xuất Guerlain. Nước hoa Shalimar mang hương thơm sang trọng vượt thời gian, là một trong những loại nước hoa phương Đông đầu tiên được tạo ra ở Pháp. Shalimar Eau de Parfum mang một hương thơm huyền thoại, chiết xuất từ quả có giống họ cam có tên là bergamot, và các loại hoa  khác như hoa diên vĩ, vani, hoà lẫn chút lưu huỳnh nóng sáng thể hiện sự gợi cảm, quyến rũ, khó cưỡng. 

Nước hoa Shalimar được tạo nên từ cảm hứng từ câu chuyện tình yêu mãnh liệt giữa hoàng đế Shah Jahan và công chúa Mumtaz Mahal, ở Ấn Độ. Hoàng đế đã xây dựng khu vườn Shalimar tuyệt đẹp, làm say lòng người dành riêng cho công chúa. Theo tiếng Phạn có nghĩa là “Ngôi đền của tình yêu”. Đó là biểu tượng cho sự khát vọng, lời hứa về một tình yêu vĩnh cửu. Năm 1981, Khu vườn Shalimar được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Angel, Thierry Mugler


Angel, Thierry Mugler

Angel, của Thierry Mugler, một trong loại nước hoa đình đám và sang trọng, ra đời từ  1992. Sự ra đời của nó đã đánh dấu một kỷ nguyên của nước hoa thời đại nhờ sự độc đáo từ hương thơm và mẫu chai được thiết kế một cách tinh tế và sang trọng. Người sáng tạo loại nước hoa này muốn “tạo ra một loại nước hoa có sức hấp dẫn, một thứ gì đó gần gũi với sự dịu dàng, khơi gợi sự tiếp xúc, gợi cảm đến mức người ta gần như muốn chạm, muốn ăn người mà chúng ta yêu ”.

Miss Dior,  nhãn hàng Dior

Miss Dior

Đây là loại nước hoa cực kỳ nữ tính, được ra đời vào năm 1948. Miss Dior được tạo ra nhằm để bày tỏ lòng kính trọng với Catherine, chị gái của Christian Dior, người sáng lập ra thương hiệu Dior. Miss Dior được tạo ra nhân dịp kỷ niệm sự “giải phóng”, truyền tải ham muốn và sự nữ tính tuyệt đối của người phụ nữ.

Miss Dior được lấy cảm hứng từ hương thơm của hoa hồng già và hoa nhài. Tháng  4/2005, loại nước hoa huyền thoại này đánh dấu một bước mới trong sự sáng tạo và phát triển của nó với sự ra đời của Miss Dior Chérie. Giám đốc thiết kế cho nhãn hàng Dior, ông John Galliano, muốn mang lại cho Miss Dior một diện mạo trẻ trung hơn mà không làm biến dạng bản chất Miss Dior. Sự ra đời của Miss Dior Chérie đã tôn vinh thêm sự thành công cho nhãn hàng Dior trong sự thiết kế, sáng tạo độc đáo cho dòng sản phẩm nước hoa Luxury Dior.

Chuyen Tau Cuoc Doi

Chuyến tàu cuộc đời

Cuộc đời con người như một chuyến tàu, nơi mà ta gặp gỡ biết bao người yêu thương: bố mẹ, anh chị em, bạn bè, và một nửa của ta, những người yêu thương chúng ta và những người chúng ta yêu thương. Có người sẽ đi cùng ta hết chặng đường, có người sẽ bỏ lại ta tiếp tục cuộc hành trình, hoặc ngược lại. Điều quan trọng cần làm trong chuyến đi ấy là hãy cố gắng làm những điều tốt nhất có thể cho những người thân yêu của chúng ta trước khi ta nói lời tạm biệt hay vĩnh biệt.

Hanh phuc la gì

Tìm kiếm hạnh phúc

Bạn đã thực sự hạnh phúc với cuộc sống hiện tạị của bạn? Hay bạn đang đi tìm kiếm, nhưng bạn chưa biết được cụ thể mình cần gì? Điều gì quan trọng nhất đối với bạn trong cuộc sống này? Bạn có nghe nói về quan niệm về hạnh phúc của người Pháp, người phương Tây? Có gì khác so với quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam, người Châu Á. Đi cùng với sự trãi nghiệm, sự phân tích, cùng những câu chuyện thực tế về văn hoá Việt Nam và Pháp, Mình hi vọng video của mình giúp các các bạn có thêm ý tưởng, phấn đấu cho cuộc sống để tìm thấy hạnh phúc cho bản thân mình. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên vui hơn, ý nghĩa hơn nếu bạn tìm được hạnh phúc thật sự cho mình.

Chúc các bạn thành công!

Van hoa giao tiep voi nguoi Phap

Văn Hoá Giao Tiếp, Kinh Doanh Với Người Pháp

Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn thường bảo nhau là “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Điều đó cũng được áp dụng trong giao tiếp kinh doanh với khách hàng, đối tác người nước ngoài nhằm đạt được sự thành công trong giao tiếp cũng như là sự thành công cho mục đích thiết lập tốt mối quan hệ kinh doanh.

Vậy để đạt được thành công trong giao tiếp kinh doanh với khách hàng, đối tác Pháp, bạn cần biết những điều gì?

Ngay bây giờ, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về văn hoá giao tiếp đặc trưng của người Pháp, những điều nên làm và không nên làm trong ứng xử, cũng như trong giao tiếp kinh doanh với người Pháp.

Thứ nhất, nghệ thuật chào hỏi của người Pháp

Cach hon chao cua nguoi Phap
Ảnh minh hoạ: cách hôn chào của người Pháp

Chào hỏi là một nghệ thuật ứng xử giúp cho đối phương an tâm, không cảm thấy shock khi bắt đầu một cuộc hội thoại. Để chào đối phương, bạn có 3 lựa chọn: hôn má, bắt tay hoặc chỉ nói “Bonjour” (bonjour có nghĩa là xin chào). Nếu là lần đầu tiên gặp mặt, thì bạn có thể không cần phải chào hôn má. Đặc biệt nếu bạn là nữ, thì người nam sẽ ưu tiên cho bạn chọn cách chào.

Hôn chào trong tiếng Pháp còn gọi là “Faire la bise”, có thể dịch sang tiếng Anh là “Make a kiss”. Liệu hôn chào có giống như hôn má kiểu của Việt Nam không? Câu trả lời là hoàn toàn không giống kiểu hôn má của người Việt mình. Người Việt mình hôn má thường theo kiểu hít bằng mũi. Nếu dùng kiểu này để giao tiếp với người Pháp, họ sẽ cho rằng bạn hôn kỳ quặc.

Vậy phải hôn như thế nào? Khi hôn, hai má của đối phương chạm vào nhau, nghĩa là môi không chạm vào da mặt người khác mà áp má vào má, tạo ra một cái vỗ nhẹ. Đại đa số người Pháp bắt đầu nụ hôn chào bằng má bên phải. Tuy nhiên, cũng có một số vùng ở nước Pháp như Basse-Normandie có xu hướng bắt đầu hôn từ má phải sang bên má trái.

Thứ hai, phép lịch sự của người Pháp

Cảnh đi bộ đông người ở Pháp
Ảnh minh hoạ: Cảnh đi bộ đông người ở Pháp

Người Pháp rất giữ phép lịch sự. Họ hay dùng từ “Pardon” nghĩa là xin lỗi cho một hành động vô ý hoặc cố ý trong một vài ngữ cảnh. Dưới đây là một số ví dụ:

Người Pháp có thói quen đi bộ, hoặc khi đi dạo mua sắm. Giả sử bạn đi trước mặt họ, vô ý cản đường họ, hoặc do con đường nhỏ không đủ dành cho 2 người, khi đó họ muốn vượt mặt bạn, họ sẽ nói “Pardon”. Tương tự, đối với tình huống, họ phải đi ngang trước mặt bạn, họ cũng sẽ nói “Pardon”, vừa là lời xin lỗi, cũng như xin phép để đi ngang mặt bạn.
Khi vào bất kỳ cửa hàng nào dù lớn hay nhỏ, khách hàng đều phải chào “Bonjour” với người bán hàng. Dĩ nhiên, là người bán hàng cũng chào khách hàng. Một phần quan trọng không kém là khi khách mua hàng, nhận hàng đều phải chào tạm biệt “Au revoir” và chúc một ngày tốt lành “Bonne journée” với người bán hàng sau khi họ nói cảm ơn.

Kinh nghiệm lúc mới qua, mình không rành tiếng Pháp lắm nên lúng túng trong cách ứng xử. Khi mình nhận hàng từ người bán, mình không nói gì cả. Người bán đã nhìn mình với vẻ không hài lòng lắm. Do vậy, trường hợp không biết nói tiếng Pháp, bạn có thể chào tạm biệt họ bằng tiếng Anh, đa số họ sẽ hiểu, như vậy tốt hơn là bạn im lặng và không nói gì.

Chờ đợi khi ăn uống cũng được coi là văn hoá và phép lịch sự của người Pháp. Tuy nhiên, đối với Châu Á mình sẽ cảm thấy chờ lâu, và gần như không đủ kiên nhẫn. Khi bước vào nhà hàng, quán ăn Pháp, bạn sẽ không tự động đi vào bàn ăn, mà phải đứng chờ người phục vụ đến chỉ định bàn, hoặc khu vực nào bạn nên ngồi. Mặc dù có nhiều bàn trống, nhưng có thể đã có người đặt, chỉ là họ chưa đến mà thôi, vì vậy bạn không nên tự ý ngồi vào bàn. Sau khi được chỉ định ngồi vào bàn, bạn phải đợi phục vụ mang menu lại, rùi từ đó khách cứ thong thả chọn món, sau đó phục vụ mới trở lại ghi món. Tuỳ thuộc vào quán đông hay không, mà khách sẽ ngồi chờ lâu hay nhanh, có khi phải chờ đến hơn 20 phút.

Thứ ba, cách diễn tả bộc trực thẳng thắng của người Pháp.

Đối với người Châu Á, chẳng hạn người Việt Nam thường hay kiềm nén cảm xúc, ít bộc lộ ra bên ngoài, hay diễn tả vấn đề gián tiếp, có khi là đi một vòng trái đất rùi mới vô vấn đề chính.
Nhưng đối với người Pháp thì ngược lại, họ rất thẳng thắng nêu ra quan điểm của mình. Họ thường trả lời rất dứt khoát: đúng hay sai, đồng ý hay không đồng ý. Chứ không gật gù nửa vời. Họ cũng không ngại bộc lộ cảm xúc bất đồng, giận, hoặc không đồng ý. Tuy nhiên, việc nào ra việc đó, họ không dể bị tác động, làm thay đổi quyết định cho những quan điểm hay vấn đề khác.

Thứ tư, cuộc tranh luận của người Pháp

Cach thuc bieu hien khi tranh luanẢnh
Ảnh minh hoạ: Cách thức, cử chỉ khi tranh luận của người Pháp: 1. Tôi không đồng ý; 2. Tôi để anh/chị nói; 3.Đừng có xen vào khi tôi đang nói, để tôi nói xong ý của mình; 4. Tôi không đồng ý với ý kiến này

Ở Pháp, tranh luận được được xem là nét đặc trưng trong nền văn hoá Pháp. Nó diễn ra trong cuộc thảo luận của bạn bè, trong lớp học, trong gia đình, trong cuộc đối đầu tranh cử trong chính trị… Nói chung là họ sẵn sàng tranh luận nêu ra quan điểm của mình, mục đích cũng là thăm dò, khám phá, nhằm hiểu được ý kiến chung, từ đó giải quyết các chủ đề nghiêm túc. Trong các cuộc họp, đặc biệt là trong bối cảnh chuyên môn, họ nghiêng về tranh luận và phân tích hơn là quyết định; trên hết, những người trong cuộc hop phải thuyết phục, giải thích và biện minh, nó sẽ không nhất thiết dẫn đến một quyết định ngay lập tức.

Trong văn hoá kinh doanh cũng vậy, khi giao tiếp, bạn đừng ngại nêu lên quan điểm của mình. Mặc dù quan điểm của mình có thể trái ngược với những gì đối tác suy nghĩ, nhưng tranh luận chỉ nên dừng lại mức đưa ra ý kiến, phân tích vấn đề, chứ không nên mang tính quyết định đúng sai, đối đầu. Tránh việc tranh luận gây hấn, hiếu chiến, cố ý tấn công đối phương. Điều này sẽ không có lợi trong mối quan hệ kinh doanh của bạn.

Những điều nên chuẩn bị và nên làm khi giao tiếp với người Pháp

  • Người Pháp rất thích thảo luận về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, cuộc sống xã hội. Nếu bạn chuẩn bị một chút ít kiến thức tìm hiểu về một vài nội dung này, đối tác của bạn sẽ rất thích thú trong cuộc thảo luận, tranh luận.
  • Họ rất thích được khen ngợi, bạn có thể cho lời khen ngợi dựa trên văn hoá và đất nước, con người Pháp;
  • Trong giao tiếp với đối tác, người Pháp luôn chú ý đến vấn đề ăn mặc, họ rất chao chuốt, thậm chí là mặc đồ hàng hiệu để thể hiện sự đẳng cấp và tôn trọng đối phương
  • Để thể hiện phép lịch sự của mình, bạn có thể bắt đầu gọi họ là “Monsieur/ Madame”, điều này thể hiện sự tôn trọng, kính nể.
  • Khi bắt tay với họ, cần nhanh và nhẹ nhàng
  • Trong tiệc ăn với khách hàng, đối tác, nên giữ tay của bạn trên bàn

Những điều không nên làm khi giao tiếp với người Pháp

  • Không nên nói quá nhiều về cuộc sống cá nhân của bạn, hãy tách biệt cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn
  • Không nên phô trương, gây ấn tượng với đối tác bằng sự giàu có của bạn.
  • Không nên bỏ tay vào túi trong khi giao tiếp
  • Không búng ngón tay, vì coi là không phép lịch sự, thậm chí là xúc phạm
  • Không nên nói chuyện quá to khi thảo luận, họ không thích ồn ào và luôn giữ phép lịch sự không làm ảnh hưởng đến người khác

Một điều nữa cần lưu ý. Trong kinh doanh, việc trao đổi quà tặng là rất hiếm, ngoại trừ vào dịp lễ Giáng sinh và đêm giao thừa, khi người ta thường tặng sôcôla, rượu vang, … như một món quà.
Để bày tỏ lòng biết ơn đối với khách hàng, hay đối tác, bạn nên tổ chức một sự kiện hoặc bữa tối như vậy sẽ tốt hơn là tặng quà. Tuy nhiên, nếu ăn tối tại nhà đối tác, bạn nên quà tặng để cảm ơn chủ nhà. Không nên tặng quà trong lần gặp đầu tiên và không nên trao danh thiếp cùng với món quà.

Kiem tra nong do con khi lai xe o phap

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe ở Pháp năm 2020

Mức phạt về vi phạm nồng độ cồn khi lái xe có thể lên đến 9000€, tức 240 triệu đồng Việt Nam và phạt tù 4 năm

Sống ở Pháp khá lâu, mình cũng tham dự nhiều buổi tiệc lớn nhỏ với bạn bè, đồng nghiệp. Điểm chung ở Pháp là tiệc nào cũng có rượu. Rượu vang được xem là thức uống đặc trưng nổi tiếng của Pháp. Ngoài rượu, còn có rất nhiều loại thức uống được pha chế gọi là “cocktail” có cồn như Tequila, Mojito, v.v. Rượu vang và cả cocktail có thể dùng để khai vị, tuy nhiên để uống trong suốt bữa ăn thì người Pháp dùng rượu vang, mà không dùng cocktail.

Canh sat giao thong kiem tra
Ảnh minh hoạ: Cảnh sát giao thông kiểm tra người lái xe

Mặc dù rượu là thức uống đặc trưng, truyền thống của người Pháp, nhưng trong bữa tiệc, người Pháp lại rất dè chừng khi uống rượu, thậm chí cocktail có cồn. Do họ thường lái xe ôto, nên họ rất chú ý về lượng uống và nồng độ cồn trong rượu. Không phải hiển nhiên mà họ có ý thức cao đến mức mà một ly rượu cũng phải dè chừng. Dĩ nhiên, đó chỉ là một phần trong việc nhận thức của người dân về việc uống rượu là nguy hiểm khi lái xe, nhưng chủ yếu là sức mạnh của luật giao thông ở Pháp.

Dưới đây là bảng quy định mức phạt cho người lái xe ở Pháp theo luật giao thông Pháp năm 2020, mọi người xem bảng gốc và bảng dịch bên dưới để hiểu rõ thêm tại sao người lái xe ở Pháp lại khá tuân thủ luật giao thông, rất dè chừng khi uống rượu, dù chỉ là 1 ly nếu như họ sử dụng ôto để đến buổi tiệc.

Trích từ: Code de la route 2020
Vi phạm nhẹ, phạt tiền Mức Phạt *ĐiểmĐình chỉ giấy Phạt tù
>=0,25 miligam/lít và <0,04 miligam/lít khí thở; hoặc nồng độ cồn trong máu >=0,5g/l và <0,8 g/l €135 6 3 năm Không
Vi phạm, làm trái quy định Mức Phạt *Điểm Đình chỉ hoặc huỷ bỏ giấy phép lái xe Phạt tù
>=0,4 miligam/lít khí thở và hoặc nồng độ cồn trong máu >0,8 g/l; hoặc trong tình trạng say rượu, hoặc từ chối kiểm tra nồng độ cồn €450063 năm2 năm
Tái phạm>=0,4 miligam/lít khí thở và hoặc nồng độ cồn trong máu >0,8 g/l; hoặc trong tình trạng say rượu, hoặc từ chối kiểm tra nồng độ cồn €9000 6Huỷ bỏ, cấm thi lại trong 3 năm 4 năm
Sử dụng ma túy hoặc từ chối tầm soát ma tuý €4500 63 năm 2 năm
Sử dụng ma túy + rượu trái quy định €9000 63 năm 3 năm

*Ghi chú: Mỗi bằng lái xe ở Pháp được cấp sẽ có 12 điểm, tuỳ vào mỗi vi phạm luật giao thông, số điểm này sẽ bị trừ dần.

Một nhân viên bình thường thu nhập từ 1500€-2000€. Tuy nhiên, họ phải chi đủ thứ như tiền thuê nhà, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe ôto, đối với những ai có ôto, v.v. Phần còn lại là phụ thuộc vào mức độ chi tiêu ăn uống của mỗi người. Tính ra nếu tiết kiệm nhiều lắm có thể, họ chỉ dư được vài trăm€/1 tháng. Trong khi mức phạt cao nhất cho người lái xe vi phạm nồng độ rượu khi lái xe 9000€ tương đương 240 triệu đồng Việt Nam và phạt tù 4 năm. Như vậy mức phạt do vi phạm nồng độ cồn khi lái xe là rất cao. Người vi phạm có thể phải mất số tiền dành dụm hơn 2 năm để đóng phạt, chưa kể là phải đi tù. Thế nên đại đa số người lái xe ở Pháp rất tuân thủ quy định này.

Du hoc Phap voi DELF B1

Kinh nghiệm học tiếng Pháp chuyên ngành ở Pháp

Chia sẻ kinh nghiệm học chuyên ngành chương trình tiếng Pháp. Lời khuyên cho các bạn đang theo học chương trình tiếng Pháp

Học tiếng Pháp, cũng như học bắt kỳ ngoại ngữ nào khác, chúng ta đều cần có thời gian, nên việc cấp tốc để lấy được bằng sẽ không mang lại hiệu quả. Khi đến Pháp, các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp cũng như theo học chuyên ngành, vì những lý do sau: thiếu từ vựng diễn đạt, phát âm sai, không nắm được nhịp câu của người nói, thiếu kiến thức về văn hoá nên khó đoán tình huống, v.v.

Có bằng DELF B1 ở Việt Nam, có thể xin học vô chuyên ngành ở Pháp

Một số trường tư có thể chấp nhận bạn nếu bạn pass qua một số bài test đầu vào của họ. Tuy nhiên, sau đó bạn phải tự bơi cho các môn học bằng tiếng Pháp của mình, sẽ cực kỳ khó và vất vả khi bạn không hiểu bài và không theo kịp bạn bè cùng lớp. Từ đó, bạn có thể sẽ trở nên tự ti, mất tự tin. Nói chung là sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xoay sở để thi qua các môn chuyên ngành trong thời gian ngắn. Đa phần những bạn lấy được bằng DELF B1 ở Việt Nam, hầu như rất khó để có một đoạn hội thoại trọn vẹn với người Pháp. Huống chi là vào chuyên ngành, nhiều môn học và rất nhiều từ vựng phải học cùng một lúc. Nhồi nhét quá các bạn sẽ không thể nhớ nơi, và dẫn đến bị stress, thậm chí là khủng hoảng tinh thần. Tốt nhất, là nên náng lại học thêm khoá học tiếng Pháp cho tạm vững rùi hãy bắt tay vào học ngành.

Cách đây khoảng 2 năm, mình có tham gia lớp đại học (Bac+3). Trong đó có khoảng 99% là người Pháp, chỉ có một mình mình là người nước ngoài. Mình cực kỳ bị stress mỗi khi có làm test (contrôl continu) trong lớp, hay thi cuối kỳ.

Tại sao kỹ năng nghe hiểu của học viên, sinh viên Việt Nam thường bị kém khi học tiếng nước ngoài

Trong chương trình học của mình, có tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung. Lúc đó, mình thực sự muốn khủng hoảng về ngôn ngữ. Tuy nhiên, cũng có lúc để ý thấy mấy bạn Pháp học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh sao mà dễ quá. Lý do là từ vựng và cách đọc tiếng Pháp đôi khi cũng hao hao. Nhưng ngược lại, học tiếng Trung thì họ không nhanh bằng người Việt của mình về cách phát âm.

Điều giúp người Pháp giao tiếp tốt, phát triển kỹ năng nghe ngoại ngữ là ngoài việc từ vựng và phát âm gần giống tiếng Pháp, học sinh, sinh viên Pháp còn có rất nhiều cơ hội đi du lịch sang các nước lân cận do trường tổ chức, nghỉ hè ba mẹ dẫn đi, hay đi tự túc với bạn bè…Đây là cơ hội để thực hành, học tập về văn hoá các nước giúp họ phát triển thêm kỹ năng nghe nói. Ngược lại, đó lại là điểm yếu của các bạn sinh viên, và học viên Việt Nam, do không đủ điều kiện về tài chính, hoặc do nhiều nguyên nhân khác.

Với DELF B2, bạn có thể hiểu được bao nhiêu phần trăm bài giảng của thầy/cô

Một số bạn đã có bằng DELF B2 ở Việt Nam khi sang Pháp có thể giao tiếp được. Tuy nhiên, nếu học chương trình tiếng Pháp như đại học chuyên ngành như kinh tế, công nghệ …thì thời gian đầu các bạn sẽ có một ít gian nan. Tuỳ theo chương trình học bạn chọn, nếu là 100% tiếng Pháp thì dĩ nhiên trong lớp đại đa số là người Pháp, nếu chương trình xen kẻ tiếng Anh và tiếng Pháp (chẳng hạn, 50% tiếng Anh, 50% tiếng Pháp) thì lớp học của bạn đại đa phần là người nước ngoài. Tốc độ giảng bài của thầy cô cũng theo tốc độ hiểu bài của lớp. Nếu trong lớp toàn là người Pháp, chỉ có 1 hay 2 bạn là người nước ngoài, thầy cô thường nói chuyện rất nhanh. Ngược lại, nếu đại đa phần lớp học là người nước ngoài, tức không phải người bản xứ nói tiếng Pháp, thì thầy cô sẽ giảng chậm lại. Do đó, các bạn nào không hiểu, tha hồ mà hỏi.

Tuỳ vào độ khó của môn học. Trong quá trình học tập, kỹ năng nghe hiểu của các bạn sẽ tăng dần. Chẳng hạn, lúc đầu bạn hiểu khoảng 50%, sau đó tăng dần đến 90% và 100%. Mức độ hiểu của bạn cũng phụ thuộc vào độ phức tạp của các môn học. Ví dụ, các môn tài chính, tính toán, phân tích kinh doanh có thể khá dể hơn môn triết học, tâm lý học, luật vì từ vựng trừu tượng, nhiều nghĩa.

Ưu và khuyết điểm của chương trình 100% tiếng Pháp và chương trình song ngữ (50% tiếng Pháp, 50% tiếng Anh).

Chương trình học 100% tiếng Pháp
Chương trình song ngữ (50% Pháp – 50% tiếng Anh)
Ưu điểmKhuyết điểmƯu điểmKhuyết điểm
Phát triển nhanh kỹ năng nghe hiểu tiếng PhápThời gian đầu không theo kịp bài giảng, chậm hơn các bạn trong lớpĐỡ bị stress hơn, do có nhiều sinh viên nước ngoài, thầy cô sẽ chú ý giảng chậm hơnKỹ năng tiếng Pháp phát triển chậm hơn, do bị chi phối bởi các môn học bằng tiếng Anh
Đọc nhiều tài liệu tiếng Pháp sẽ hiểu rõ hơn về môn học và lĩnh vực của mình, ở thị trường Pháp và Châu ÂuTập trung học tiếng Pháp nhiều, có thể sẽ quên tiếng Anh (đối với bạn đã học song ngữ Anh-Pháp)Có thể thực hành 2 ngôn ngữ cùng một lúc. Đặc biết là có thể làm quen với accent của nguời Pháp khi nói tiếng AnhBị rối loạn nhẹ ngôn ngữ trong thời gian đầu, nhằm lẫn từ giữa tiếng Anh và tiếng Pháp
Tăng sự dũng cảm, sự tự tin sau khoá học nếu bạn hoàn thành khoá họcMất tự tin và tự ti trong thời gian đầu, do không theo kịp bạn cùng lớpĐối với những ai chưa vững tiếng Pháp, thì sẽ nhẹ nhàng hơn, các bạn sẽ tự tin hơn khi các bạn hiểu bàiỶ y có thể làm bài exam bằng tiếng Anh, nên không trao dồi kỹ năng viết tiếng Pháp

Bạn sẽ làm gì khi cảm thấy không theo kịp bài giảng của thầy cô, thậm chí là hầu như không hiểu họ nói gì vào những ngày đầu của khoá học

Stress làm mất sự tự tin về khả năng học tập

Vì vậy:

  • Đừng tự ti, vội đánh mất sự tự tin của mình
  • Không nên bỏ nửa chừng chương trình học
  • Nếu bạn không hiểu, giờ giải lao hay cuối giờ hỏi thầy/cô
  • Nếu thầy/cô không có thời gian lúc đó thì gửi email họ sau
  • Xin thầy/cô slides về nhà nghiên cứu, đọc hiểu
  • Khi nào không hiểu thì hỏi bạn
  • Không nên giữ cái tôi mình quá lớn
  • Nhờ bạn này không được thì nhờ bạn khác
    Thời gian đầu làm bài nhóm sẽ gặp nhiều vất vả: vậy nên, những ngày đầu nên giao lưu gầy dựng mối quan hệ với bạn bè trong lớp, chỉ ra điểm mạnh của mình, và điểm yếu của mình là tiếng Pháp. Họ sẽ thông cảm khi làm chung nhóm với bạn. Chừng 2-3 tháng dần các bạn sẽ quen. Hay nói cách khác, quen với sự khó khăn, quen để học cách ứng phó. Từ đó, sau một năm là bạn sẽ tiến bộ nhanh tiếng Pháp.

Bản thân mình đã trãi qua không ít khó khăn trong chương trình học 100% tiếng Pháp. Nên mình muốn chia sẻ kinh nghiêm, cũng như động viên các bạn hãy cố gắng, tự tin, dần dần các bạn sẽ quen và phát triển nhanh kỹ năng tiếng Pháp của mình.

Nếu các bạn cần chia sẻ, hay có câu hỏi gì, hãy comment bên dưới bài viết của mình.

Chúc các bạn thành công!

Một số kênh học tiếng Pháp online miễn phí:

  1. Luyện nghe hiểu
    https://apprendre.tv5monde.com/fr (trang tiếng Pháp)
    http://apprendre.tv5monde.com/vi (trang tiếng được dịch sang tiếng Việt)
    https://savoirs.rfi.fr/fr/apprendre-Enseigner/langue-francaise/journal-en-fran%C3%A7ais-facile
    http://www.podcastfrancaisfacile.com/
  2. Ngữ pháp, từ vựng: www.francaisfacile.com/
  3. Phát âm
    http://phonetique.free.fr/
    https://www.laits.utexas.edu/fi/html/pho/02.html
  4. Qua bài hát
    http://www.lyricsgaps.com/exercises/filter/language/fr/French
    http://chansonsfle.blogspot.com/
  5. Luyện thi DELF
    https://www.ciep.fr/delf-b2-tout-public-mentraine
    https://sites.google.com/site/passetondelf/home
Canh dong que

Làm thế nào để tăng năng xuất, đồng thời phát triển du lịch ở vùng nông thôn

Ở bài viết trước mình có giới thiệu các bạn căn nhà nông thôn của Pháp để hiểu thêm về cuộc sống người dân ở đó, đồng thời có thể có một chút hình dung về khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Pháp. 
Hôm nay, mình tiếp tục cập nhật về vùng nông thôn hẻo lánh ở Pháp. Mình sẽ giới thiệu thêm khu vực ruộng đồng, chăn nuôi của người dân, và phát triển du lịch vùng nông thôn.

Canh dong que

Ruộng đồng ngăn nắp sạch sẻ.

Đây là lần đầu tiên mình vào khu vực vùng sâu, vùng xa ở Pháp để tìm hiểu và khám phá xem khung cảnh ấy trông như thế nào.

Đến nơi rồi, mình phải oà lên một tiếng “đẹp và sạch quá”. 

Trên ruộng không có một chai thuốc, bao bị, hay chất thải từ nông nghiệp. Mình nghĩ chắc họ để rác thải vào bao, rùi đem lại khu vực dành cho rác thải nông nghiệp, để vào thùng rác gần đó.

Trên ruộng đã thu hoạch xong, có đàn bò đang ăn cỏ, thức ăn cũng được để ngăn nắp, gọn gàng trong bể ăn của chúng.

Bao ve moi truong vung nong thon

Tránh ô nhiễm môi trường đồng ruộng.

Ở Pháp, họ rất quan tâm đến việc ô nhiễm môi trường. Điều đầu tiên, dĩ nhiên, là sức khoẻ người nông dân, đi xa hơn là sức khoẻ cộng đồng. Rác thải nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là môi trường nước nơi họ uống. Đường nước bị nhiễm bẩn, dẫn đến nước sông nhiễm bẩn, con người uống vô bị bệnh, nguy cơ ung thu. Nếu không ô nhiễm môi trường nước thì rác thải như chai, vỏ nhựa, cũng làm ô nhiễm môi trường đất. Ô nhiễm làm xấu đi vẻ mỹ quan của đồng ruộng, giảm năng xuất và kinh tế của người dân.

May cat xa lua

Thu hoạch bằng máy móc tân tiến

Mình nhớ lại ba mình làm ruộng hồi đó, mỗi khi thu hoạch là mang theo cả một đội quân: lớp thì cắt lúa, lớp thì đem lúa lại máy tuốt, lớp thì hứng lúa, lớp thì buột bao, v.v. Ở Pháp, thu hoạch chỉ cần tối đa 2 người thôi. tuỳ vào loại nông sản.

Ví dụ: Đối với lúa mì, họ chỉ dùng một máy cắt lúa, máy sẽ tự động cuộn tròn và  tự động bao luôn lại bằng ni lông, sau đó đem lại máy tuốt sau. Hoặc có thể sử dụng đồng thời 2 máy, một máy tuốt, 1 máy hứng lúa. Như vậy người nông dân không phải cực nhọc nhiều.

Đường xá đi vào ruộng rất dể dàng, giống như đường đô thị ấy. Tuy nhiên, cũng có những con đường nhỏ lót cát nhuyễn đi vào các thửa ruộng, nhưng họ cũng dùng xe chuyên chở để đến nơi mang lúa về. 

Nói đến đây, mình nghĩ về Ba mình, và người nông dân Việt Nam và cảm thấy xót xa. Không ít thì nhiều, cho đến nay họ cũng còn lao động bằng sức lực, khuân vác rất nhiều. Tệ hơn, cách đây hơn 10 năm, thì việc khuân vác bằng sức người và sức trâu là chủ yếu. 

Mình nhớ lại khi còn 18 tuổi trẻ trâu, mình cũng có lần vát lúa dọc theo bờ ruộng phải nghỉ mấy lần mới tới nơi. Mình tội nghiệp hơn là mấy con trâu. Ở Pháp không sử dụng sức kéo trâu, vì hầu hết họ có máy móc. Tụi nó được thả rong trên ruộng, tự do. Chủ yếu là nuôi để lấy thịt. Mình đã đi qua nhiều ruộng đồng cả tháng nay, mà chẳng bao giờ thấy chủ của tụi nó trên ruộng. 

Bất cứ vùng nông thôn nào cũng được phát triển du lịch. Ngay cả những vùng quê hẻo lánh, không có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, họ vẫn phát triển được du lịch. Khách du lịch đến chủ yếu họ muốn tận hưởng không khí trong lành của vùng nông thôn, sạch, không ô nhiễm như ở thành thị. Hơn nữa, họ cũng tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở vùng đó. Mỗi vùng có nét đặc trưng riêng và những món ăn đặc sản của vùng. Phát triển du lịch giúp cải thiện kinh tế người nông dân hơn nhờ vào những mô hình phát triển du lịch từ thiên nhiên, chẳng hạn, cung cấp phòng ở, thức ăn, phát triển khu cắm trại, v;v

Ước mơ nho nhỏ 

Đến thăm vùng nông thôn ở Pháp. Mình nghĩ về người nông dân Việt Nam. Mong sao, có nhiều hợp tác xã hơn để họ có thể học tập, đầu tư máy móc, bớt sử dụng sức người, sức trâu. Động vật cũng cần được yêu thương, chăm sóc. 

Nông dân mình ngày càng gia tăng ý thức  trong việc bảo vệ môi trường. Tránh sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hoá học. Đồng thời, cung cấp cho thị trường mình nhiều sản phẩm sạch hơn. Đặc biệt là nước ta đã ký hiệp định EVFTA để mở rộng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Châu Âu. Thị trường Châu Âu là một thị trường rất khó, đòi hỏi chất lượng cao, ngoài sản phẩm được trồng theo tiêu chuẩn, còn phải đầu tư máy móc trong vấn đề bảo quản. Đó cũng là thử thách của người nông dân và các công ty xuất khẩu nông sản.

Ở bài viết tiếp mình sẽ nhấn mạnh, và phân tích sâu hơn về cách sử dụng nông sản và tiêu dùng nông sản như rau quả thịt ở Châu Âu, cụ thể là ở Pháp.

Dưới đây là video chuyến thăm đồng ruộng, khu vực chăn nuôi bò, cảnh quan ở vùng nông thôn Pháp

Trai nghiem leo nui cam trai o Phap

Cắm trại bằng lều – Hoạt động hè vui khoẻ cho trẻ tránh dịch Covid19

Tại sao ba mẹ người Pháp lại thích dẫn con em mình leo núi cắm trại?

Hoạt động vui chơi ngày hè cho trẻ em là một món quà không thể thiếu của các bậc phụ huynh ở Pháp dành tặng con mình sau một năm học tập vất vả. Nếu dịch covid không diễn ra thì các bậc phụ huynh ở Pháp có nhiều lưạ chọn phong phú hơn như cho con tham gia các hoạt động ở khu giải trí dành cho trẻ em, du lịch,…

Nhưng mùa dịch hiện còn kéo dài và đang hành hoành khắp mọi nơi, trong đó có Pháp. Vì vậy hoạt động leo núi cắm trại, được nhiều bậc phụ huynh và gia đình ưa chuộng hơn cho một mùa hè giải trí an toàn và sức khoẻ.

 

 
Cam trai tranh covid

Ảnh: Mẹ hướng dẫn con dựng lều

Tại sao nên chọn lựa hoạt động leo núi cho trẻ?

Không phải chỉ tránh covid, mà hoạt động leo núi cắm trại còn là một hoạt động bổ ích mang nhiều giá trị, ý nghĩa cho trẻ và gia đình:

  • Trẻ em được rèn luyện sức khoẻ
  • Học cách cắm trại, trang bị kiến thức về hoạt động: giày leo núi, địa hình, kiểm tra nhiệt độ thời tiết khu vực…
  • Ba mẹ có cơ hội gần gũi, tham gia hoạt động cùng con cái
  • Ngắm cảnh thiên nhiên với view thật đẹp: Có thể tắm hồ, ngắm thác nước
  • Tận hưởng không khí an lành, tránh ô nhiễm
  • Kích thích trí tưởng tưởng của trẻ em về thiên nhiên (ba mẹ có thể mang theo bút vẽ, diều cho con của mình)
  • Phát triển lòng yêu thiên nhiên trong trẻ

Phải làm sao nếu trại tôi đă dùng hết nước, hết lương thực mang theo?

Mỗi khu vực núi dành cho cắm trại đều có nhà lưu trú, gọi là “refuge” cho người leo núi. Nếu chẳng may gặp sự cố như lều hư, họ có thể đến đây lưu trú qua đêm. Thường thì nhà lưu trú cách nơi cắm trại không xa. Trong nhà lưu trú cũng cấp thức ăn, nước uống, toilet cho người leo núi. Nước uống, toilet được miễn phí, các thứ còn lại phải trả tiền. Chủ của khu vực lưu trú cũng  sở hữu khu cắm trại lý tưởng, nếu người cắm trại yêu thích địa điểm view đẹp hơn thì có thể thuê chỗ của họ để cắm trại. Nếu không thì tìm một nơi nào gần đó để cắm trại mà không phải trả phí.

Dưới đây là video tóm tắt lại khoảng 5 phút cho cuộc hành trình dài hơn 3 tiếng leo núi cắm trại của mình. Trên đường đi mình cũng thấy nhiều gia đình dẫn con cái của họ leo núi, thậm chí là có những đoàn người lớn tuổi trên 70 cũng ưa chuộng việc leo núi mà không quản ngại khó khăn và thử thách đường đèo.