Tham quan trang trai nuoi ca o phap

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Nuôi Cá Lồng Bè Trên Biển ở Pháp

Cách đây không lâu, mình cùng nhóm bạn người Pháp đến tham quan một trang trại nuôi cá của anh Oliver. Trãi qua hơn 20 năm với nghề nuôi cá lồng trên biển, anh Olivier đạt được nhiều thành công, chưa bao giờ cá của anh bị bệnh. Vì vậy, mình đã có cuộc phỏng vấn nhỏ với anh về cách nuôi, chăm sóc cá ở Pháp.

Oliver có khoảng 5 trang trại nuôi cá lồng trên biển, lồng cá được làm bằng lưới. Anh nuôi chủ yếu 2 loại cá: loup và daurade (xem ảnh bên dưới). Khi được hỏi bao lâu anh mới thay lưới mới, anh trả lời: “10 năm/ 1 lần”. Mình rất ngạc nhiên, vì mình nghĩ lưới không thể nào không bị mục dưới nước biển. Nhưng anh ta khẳng định, khoảng mười năm anh mới thay lưới một lần. Anh làm nghề nuôi cá lồng này đã hơn 20 năm, nên mình tin những gì anh đang nói.

Mình nhớ khi mình còn nhỏ, ba mình có làm lồng nuôi cá bống trên sông, nhưng lồng cá bằng bè gỗ, phải lót thêm lưới xung quanh bên trong bè. Nhưng thời gian của lồng lưới và gỗ ngắn hơn nhiều so với những gì anh nói, chính vì vậy, mình đã có chút nghi ngờ khi anh nói mười năm mới thay lưới một lần. Anh cho biết: luới hay gỗ mục mau, chủ yếu là do phải chịu nắng, mưa khi ở trên cạn, còn dưới nước biển thì độ bền lâu hơn.

Nuoi ca long be tren bien

Thức ăn cho cá là gì? Quan niệm của anh về dinh dưỡng?

Anh Olivier chủ yếu mua thức ăn cho cá từ những công ty chuyên sản xuất thức ăn cho vật nuôi. Hầu hết, thức ăn cho cá đều là thức ăn cho chế độ “ăn chay”. Nghĩa là thức ăn được làm từ bột ngô, hay bột lúa mì. Anh cho rằng cá cũng cần chế độ dinh dưỡng tốt thì cá mới khoẻ mạnh. Việc cho cá ăn thức “ăn chay” sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm kim loại nặng và điôxin vì hàm lượng của các chất này có ít trong ăn thức “ăn chay” hơn  trong các loại thức ăn từ cá, cua…Như vậy, có thể giảm thiểu sự ô nhiễm trong khu vực lồng bè, cũng như trong môi trường nước biển. Môi trường nước biển có sạch, thì cá mới khoẻ và không bị bệnh. Từ đó, cho ra năng suất cao.

Các nước trong liên minh Châu Âu, trong đó có Pháp, pháp luật hạn chế sản suất những thức ăn cho cá được chế biến từ các loài thuỷ sản. Vì họ cho rằng, nhiều loại thuỷ sản mang mầm bệnh, hoặc một số loại con người không thể ăn được. Nếu sử dụng chúng làm thức ăn cho cá mà chúng ta ăn, thì chúng ta sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn hay nhiễm bệnh.

Hơn thế nữa, những loại thuỷ sản thông thường mà chúng ta ăn như: mực, cua, cá… khi chúng còn quá nhỏ, người Pháp sẽ không đánh bắt. Họ thường  thả lại chúng về biển nếu họ đánh bắt nhằm chúng. Họ cho sinh vật nhỏ bé ấy thời gian sinh sống và tồn tại. Thứ nhất là vì lý do nhân đạo, thứ hai là vì hạn chế từ luật Châu Âu, nếu đánh bắt cả cá con và cá mẹ, thì một ngày nào đó, nguồn tài nguyên về hải sản sẽ cạn kiệt. 

Tham quan trang trai nuoi ca o phap

Ảnh: Diemparis và Olivier, chủ trang trại cá

Nuôi cá dày đặc, sẽ tăng nâng suất? Điều đó không đúng.

Anh lưu ý, không nên thả cá quá dày đặc, cá cũng cần môi trường sống và bơi lội để có được sức khoẻ tốt và thịt cá săn chắc hơn, cũng bớt sự lây lan nhiễm bệnh trong môi trường sống. Đặc biệt, trước khi nuôi, chú ý lựa chọn khu vực không bị ô nhiễm nguồn nước. Nếu nước biển bị ô nhiễm, cá dể nhiễm bệnh và chết. Cá khoẻ, không bệnh sẽ cung cấp cho chúng ta một nguồn dinh dưỡng tốt, đảm bảo không gây ra những nguy cơ nhiễm bệnh từ cá mà chúng ta ăn.

Cá nuôi là thức ăn cho chúng ta. Cá khoẻ, chúng ta khoẻ, cá bệnh thì chúng ta có nguy cơ bị bệnh. Do đó, “Hãy chăm sóc cá như chăm sóc chính chúng ta”

Video bên dưới là toàn cảnh của một trang trại nuôi cá lồng ở biển của anh Olivier ở Pháp.

Tham quan du thuyền luxury o Phap

Tham Quan Tàu Du Lịch ở Pháp

Du Thuyền ở Pháp

Từ lâu mình nghe câu chuyện về những chiếc du thuyền ở nước ngoài rất đắt đỏ, mình cũng chẳng biết tại sao. Có những chiếc chỉ chứa được vài người nhưng giá lên gần cả tỷ đồng Việt Nam, hay có những chiếc tàu xa xỉ hơn thì giá hàng triệu đôla.

Đến Pháp, xứ sở vua của hàng triệu du thuyền  tuyệt đẹp, mình mới có dịp tận mắt thấy được và hiểu được tại sao nó đắt. Đi du thuyền không chỉ là hoạt động vui chơi giải trí cho khách du lịch, mà nó còn được dùng cho các hoạt động PR, Marketing của nhiều công ty ở Pháp. Đây được xem là ý tưởng độc đáo trong việc giao lưu, thiết lập mối quan hệ với khách hàng của các công ty. Mình sẽ có bài viết riêng cho chủ đề này.

Giá thuê du thuyền ở Pháp

Ảnh: Giá thuê của du thuyền ở Pháp

Trong bài viết này, mình chủ yếu giới thiệu với các bạn một chiếc du thuyền cho khoảng 10 người, tuỳ theo model, nội thất bên trong tàu mà giá thuê khác nhau. Nếu thuê dạng du thuyền có moteur thì giá cũng khoảng 1000€/1 ngày.  Tính ra mỗi người trả 100€, tức sắp xỉ gần 2,5triệu/người/ngày.

Mời các bạn xem video bên dưới để tìm hiểu về du thuyền ở Pháp nhé.

Can nha nong thon o Phap

Đến Thăm Ngôi Nhà Hẻo Lánh Vùng Nông Thôn Pháp

Nhà ở Nông Thôn Pháp Khác Xa Với Nhà ở Đô Thị ?

Nhiều bạn thắc mắc: nhà vùng nông thôn ở Pháp thì có khác với những căn nhà ở thành thị hay không?

Vì lý do đó mà mình đã vượt gần 300kms, khoảng 3h30 đi xe, để tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi của các bạn. Đồng thời, cũng tạo kỳ nghỉ cho chính mình.

Mình đã đến một vùng nông thôn hẻo lánh, có tên Mhère, nơi chỉ có một vài cần nhà ở, còn lại là rừng, đồng ruộng mênh mông.

Để biết được nội thất bên trong căn nhà, mình đã thuê một căn phòng trong căn nhà đó để ở một đêm. Giá của căn phòng này là 59€, tức khoảng 1,5triệu đồng Việt Nam cho một đêm, bao gồm ăn sáng.

Căn nhà ở vùng quê hẻo lánh Pháp trông như thế nào, mình mời các bạn xem clip của mình bên dưới nhé.

Lau dai Phap Co That Hay Khong

Lâu đài ở Pháp, có thật hay không?

Lâu đài Château de Chastellux Đi cùng gia đình nhà họ Chastellux gần 1000 năm!

Ở  Pháp, có rất nhiều lâu đài cổ kính (từ tiếng Pháp gọi là Château, tiếng Anh gọi là Castle). Không phải tất cả lâu đài bắt nguồn từ các đời vua chúa, hay chính phủ Pháp để lại, mà có những lâu đài của những gia đình giàu có, đã xây dựng nên, được giữ lại và tu bổ qua nhiều đời cho đến nay.”

Mình có dịp ghé thăm qua một lâu đài có tên là “Château de Chastellux”, nằm ở Chastellux-sur-Cure, Yonne, vùng Burgundy-Franche-Comté. Château de Chastellux là được xây dựng từ 11, từ thời La Mã, và được tiếp tục tu bổ  từ thế kỷ 13, 15 và 19. Lâu đài này là của gia đình dòng họ Chastellux gần 1000 năm! Đến nay, họ vẫn giữ và sống trong lâu đài. Phần lớn của lâu đài được mở cửa cho khách du lịch viếng thăm.

Lâu đài được bao quanh bởi một công viên được thiết kế bởi Le Nôtre, một kiến trúc sư cảnh quan người Pháp và là người làm vườn chính của vua Louis XIV của Pháp.

Dưới đây là video về hình ảnh bên ngoài lâu đài mà mình đã ghi lại khi ghé thăm.

Lâu đài được bao quanh bởi một công viên được thiết kế bởi Le Nôtre, một kiến trúc sư cảnh quan người Pháp và là người làm vườn chính của vua Louis XIV của Pháp.

Gai Viet Lay Chong Phap

Gái Việt Lấy Chồng Pháp: Sướng Hay Khổ?

Nhiều người nghĩ rằng lấy chồng Pháp sẽ được sung sướng vì không phải một mình dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, làm dâu, thích gì cũng được chiều, được tự do, thậm chí là đi họp mặt, đi khiêu vũ với người bạn trai khác. Đặc biệt là đàn ông Pháp nổi tiếng lãng mạng, là một trong những điều mơ ước của nhiều chị em phụ nữ. Điều đó có đúng không?

Trước tiên, hãy xem làm dâu ở Pháp thế nào?

Nói đến gia đình nguời Pháp, con cái hầu như sống riêng với ba mẹ. Khi con cái đã đủ 18 tuổi, họ có thể bắt đầu xin phép ba mẹ rời khỏi nhà để tự lập cuộc sống riêng. Nếu họ có bạn trai, bạn gái, hay kết hôn, họ chỉ sống với gia đình nhỏ chỉ gồm vợ chồng và con cái. Do vậy, gái Việt hầu như không phải làm dâu ở Pháp. Tuy nhiên, cũng nên thường xuyên về thăm ba mẹ chồng dù ở xa hay gần. Đó là điều mà các bậc cha mẹ đều mong mỏi ở con mình.

Đối với trường hợp của mình, đã kết hôn với anh chồng người Pháp hơn 4 năm, nhưng mình cũng chưa bao giờ có dịp làm dâu ngày nào. Tuy nhiên, mình cũng mong được chăm sóc ba mẹ chồng, vì đó là điều vinh hạnh của người phụ nữ Việt Nam. Khoảng thời gian cách ly vừa rùi do dịch Corona Virus, mình có dịp sống với gia đình chồng một khoảng thời gian khá dài, gần 2 tháng. Nói thật, đó khoảng thời gian sung sướng nhất của mình khi ở Pháp.

Mỗi buổi sáng mình đều thức dậy muộn, gần 10h sáng. Đồ ăn sáng đã được ba chồng mình chuẩn bị. Người Pháp không ăn sáng giống như người Việt mình. Thức ăn sáng của họ là ngũ cốc, sữa, bánh mì, nước cam. Tất cả có thể mua từ siêu thị, hay mua ở tiệm bánh mì. Hầu hết các bữa ăn ba chồng mình đều nấu. Hôm nào ba muốn ăn món châu Á thì nói mình, mình nhờ chồng chở ra siêu thị Châu Á mua đồ về chế biến.

Bữa ăn người Pháp thì se sua lắm: nào là rượu hay cocktail khai vị, món ăn khai vị, món chính, phô mai & salade, tráng miệng, cuối cùng là cafe hoặc trà. Khổ nỗi, tô dĩa ở Pháp dày và nặng lắm. Một cái dĩa bên đây có thể nặng hơn 1kg, mà mỗi món ăn thì phải thay dĩa, thay tô. Rửa chén mỗi ngày là chết luôn ấy! Nhưng không sao, nhà có máy rửa chén làm cứu tinh cho mình và cho cả gia đình chồng mình. Thế là mình chỉ việc đặt chén dĩa vào máy rửa chén thôi.

Ảnh minh họa: Ảnh họp mặt gia đình ăn trưa của người Pháp

Chồng Pháp có chiều vợ 100% không?

Có chứ, nhưng trước khi kết hôn thôi. Theo mình nhận xét chung là thế.

Anh chồng mình cũng không khác. Lúc trước khi cưới, anh nói chuyện diệu dàng, nhẹ nhàng, hay làm nhiều điều lãng mạng cho người yêu. Đặc biệt là anh hay tạo ra những khoảnh khoắc bất ngờ vào những ngày lễ, dịp sinh nhật.

Sau khi kết hôn: anh bắt đầu than, ôi sao mà nhiều ngày lễ quá, có miễn được ngày nào không, ước gì có thể dồn tính chung một ngày lễ để khỏi phải tìm quà cho đỡ mệt. Rùi còn nghĩ ra là tạo một ứng dụng ghi nhớ ngày lễ và thiết lập mua và gửi quà tự động nữa chứ.

Nói thế, chứ không phải có nghĩa là anh ấy xoay 360 độ sau khi kết hôn. Thật ra, cũng có nhiều điều thú vị qua cách nói và cách diễn tả của anh ấy sau khi tụi mình về chung một nhà. Hồi xưa, mình nằm dựa lên người anh ta, có bao giờ anh ta than nặng, than mệt đâu. Giờ thì anh ta thường nói: em ăn gì mà nặng quá. “Anh cũng là con người mà, anh cần để thở nữa chứ”. Không thôi thì cũng học lỏm được câu tiếng Việt: “Em nặng quá, đi đi”.

Phần lớn, trong gia đình người Pháp, các anh chồng đều đảm đang chia phần công việc nhà với vợ. Tuy nhiên, cũng có những gia đình truyền thống, vợ ở nhà chăm sóc con, và làm gần như toàn bộ việc nhà, chồng là trụ cột lao động chính trong gia đình. Tuy nhiên, việc ra ngoài làm việc hay ở nhà chăm sóc gia đình là do người phụ nữ quyết định, người chồng không ép.

 

Ảnh minh họa: Ảnh du lịch cùng gia đình chồng

Phụ nữ có nắm tài chính không?

Cái này cũng tuỳ ông chồng nha các bạn. Nhiều anh cũng tính kỹ lắm, bình sữa mua cho con cũng phải chia đôi để trả ấy, tài khoản ai nấy giữ. Nhưng cũng có anh chồng phóng khoáng, cho rằng sau khi kết hôn là vợ chồng phải gắn kết, thậm chí là tài khoản ngân hàng, tất cả được xem là tiền chung và sẽ quyết định chung với nhau những gì cần chi tiêu. Nhưng cũng có cặp: mỗi người có tài khoản riêng, bên cạnh đó, họ tạo một tài khoản chung để chi cho những tiêu dùng chung trong cuộc sống.

Vì vậy, nếu chẳng may, cô gái Việt nào lấy nhằm anh chồng tính toán, thì việc gửi tiền về cho ba mẹ Việt Nam cũng là vấn đề. Một phần cũng là do văn hoá ngừoi Pháp. Con cái hầu như không cho tiền ba mẹ. Đi ăn nhà hàng, ba mẹ đều trả tiền cho con cái. Đối với người Pháp, ba mẹ là người có nhiều kinh nghiệm, tuổi đời làm việc, nên họ có nhiều tiền hơn con cái. Vì vậy, con cái không cần cho tiền ba mẹ.

Mình may mắn có được anh chồng không tính toán. Anh ấy đã lo cho mình tất cả từ cuộc sống hằng ngày và học phí cho các khoá học của mình. Lúc mới cưới mình, anh ta chỉ là một chàng sinh viên mới ra trường, cuộc sống cũng thiếu trước hụt sau. Nhưng quan trọng là tinh thần các bạn ạ. Nhờ tinh thần đó mà mình mới gắn bó với anh ta đến giờ. 

Chồng Pháp có chung thuỷ không, có biết ghen không?

Chung thủy? Điều này thì hên xui à. Đàn ông Pháp cũng có người nghiêm túc trong chuyện gia đình, cũng có người lan man lắm. Tuy nhiên, hầu hết thì dể chia tay lắm, cho dù đã có con, họ vẫn quyết định chia tay nếu thấy không hợp, hoặc tìm thấy tình yêu mới.

Đối với người chồng nghiêm túc, anh ta sẽ rất vui, và gắn bó lâu dài với vợ mình, nếu như có được người vợ yêu thương, chăm sóc anh ta hết mực. Anh ta cũng sẽ nhận ra được sự hi sinh và cống hiến của vợ mình trong việc xây dựng và vun đấp gia đình.

Ghen? Ai yêu mà không ghen. Hồi xưa, mình ở dưới quê, nghe các cụ cũng bảo nhau rằng: Vợ của Tây, Tây nó không ghen đâu, bạn của nó mượn vợ nó đi nhảy đầm lúc nào cũng được cơ. Ừ! Thử nói mượn vợ nó đi, nó cho biết tay không.

Thật ra trong xã hội Pháp, đàn ông dể thôi vợ, phụ nữ cũng dể thôi chồng. Nhưng đa phần là họ tôn trọng quyết định của đối phương, chứ cũng không thể nắm níu gì được. Nếu có con cái thì họ chia nhau chăm sóc cho đồng đều, chẳng hạn tháng này ở nhà ba, tháng sau thì ở nhà mẹ.

Tóm lại, chồng Pháp có sướng đấy, nhưng phải có may mắn gặp được người nghiêm túc với tình cảm và không quá tính toán về tiền bạc. Ở Pháp, người phụ nữ Việt nam phải vất vả nhiều mới bắt kịp nhịp sống về văn hoá, ngôn ngữ, học tập, v.v. Vì vậy, dể bị stress lắm. Nếu chẳng may, việc cưới chồng Pháp và qua Pháp là một chọn lựa sai lầm thì còn thất vọng nào hơn. Lúc này thì đi không nở mà ở cũng không đành. Có vài chị qua đây rùi không hạnh phúc, họ cũng ngậm ngùi mà ở lại Pháp vì họ không đủ dũng khí đi về Việt nam với bàn tay trắng. Một số thì can đảm hơn, theo kiểu “ở đây chán quá, chịu không nổi, nước tôi thì tôi về thôi”. Can đảm như mấy chị ấy thì mới tìm được hạnh phúc cho chính mình.