Trai Tây, trai Việt, ga lăng, ai hơn ai?

Bạn Trai Phải Luôn Bao Bạn Gái Khi Đi ăn?

Xưa đến nay, các bạn nữ đều thích bạn trai yêu thương và chiều chuộng mình. Không chỉ có vậy, mà nhiều bạn nữ còn mong muốn bạn trai mình là người rộng rãi, thích ga lăng, chịu chi. Tuy nhiên thì mấy ai được người bạn trai như thế! Ừ, Cũng có, mà hơi hiếm! Chắc cũng đâu là tầm cỡ đại gia! Tuy nhiên đại gia thì cũng có giá của đại gia nhé!

Có nhiều bạn nữ quan niệm, hay mặc định là khi đi ăn bạn trai phải trả tiền, đặc biệt là bạn trai Tây hay Việt Kiều thì sự kỳ vọng càng nhiều!

Quan niệm ấy đúng hay sai? 

Bun cha gio ngon

Theo mình nghĩ thì ai có tiền thì người đó trả! Nếu cả hai đều có tiền thì mạnh ai nấy trả! Haha! :D! Mình nói nghiêm túc không đùa đâu nhé!

Thật ra là trai Pháp hay trai Việt Nam thì trai nào cũng phải làm vất vả mới có tiền, trai cũng như gái cũng có ba, có mẹ, cũng có bạn bè xã giao, mà nếu bao mãi cho bạn gái mỗi ngày đi ăn thì đến lúc nào đó túi cũng cạn! Trừ đại gia:)! Mà đại gia nuôi em này được thì cũng có thể có em khác, thường thôi!

Trai Tây khác Trai Việt ở chỗ là Trai Việt hiểu văn hoá Việt hơn: Trai việt thường chuẩn bị tâm lý đi ăn với bạn gái là mình phải trả tiền, thậm chí bạn gái đi với nhóm bạn gái thì bạn trai có mà cháy túi, vậy mà cũng bấm bụng chịu để chiều bạn gái, mong để bạn gái hảnh diện với bạn bè!

Còn bạn trai Tây thì sao? Có ga lăng đạt trình độ như trai Việt không? Xin thưa là thua xa nhé bạn:D! Không phải vì trai Tây keo kiệt mà là vì văn hoá và suy nghĩ khác với văn hoá người Việt.

Bạn trai Tây cho là nếu bạn gái đến với mình chỉ vì muốn mình trả tiền cho những bữa ăn thì chẳng khác nào đang lợi dụng mình: Chắc là được đi ăn miễn phí nên mới đi với mình đây! 

Hơn nữa, nếu bạn gái có dịp dẫn bạn trai Tây đi ăn cùng nhóm bạn gái thì nên bàn bạc với bạn trai trước là anh ấy có chịu trả tiền không, chứ mà mời luôn cả nhóm rồi bạn trai không trả là mình ôm xô nhé

Nói đi phải nói lại. Ở Việt Nam, thời gian yêu nhau là thời gian đẹp nhất của bạn gái: do đó bạn gái cần được chiều chuộng, ga lăng từ bạn trai! Vì không biết sao này cưới nhau thì anh ấy có thay đổi quá nhiều không, thế nên tranh thủ bạn gái tận hưởng thời gian yêu đẹp đẽ nhất.

Tuy nhiên cái gì cũng có chừng mực, chứ suy nghĩ như bạn gái trong clip này thì….pó tay.

Chuyen Tau Cuoc Doi

Chuyến tàu cuộc đời

Cuộc đời con người như một chuyến tàu, nơi mà ta gặp gỡ biết bao người yêu thương: bố mẹ, anh chị em, bạn bè, và một nửa của ta, những người yêu thương chúng ta và những người chúng ta yêu thương. Có người sẽ đi cùng ta hết chặng đường, có người sẽ bỏ lại ta tiếp tục cuộc hành trình, hoặc ngược lại. Điều quan trọng cần làm trong chuyến đi ấy là hãy cố gắng làm những điều tốt nhất có thể cho những người thân yêu của chúng ta trước khi ta nói lời tạm biệt hay vĩnh biệt.

Hanh phuc la gì

Tìm kiếm hạnh phúc

Bạn đã thực sự hạnh phúc với cuộc sống hiện tạị của bạn? Hay bạn đang đi tìm kiếm, nhưng bạn chưa biết được cụ thể mình cần gì? Điều gì quan trọng nhất đối với bạn trong cuộc sống này? Bạn có nghe nói về quan niệm về hạnh phúc của người Pháp, người phương Tây? Có gì khác so với quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam, người Châu Á. Đi cùng với sự trãi nghiệm, sự phân tích, cùng những câu chuyện thực tế về văn hoá Việt Nam và Pháp, Mình hi vọng video của mình giúp các các bạn có thêm ý tưởng, phấn đấu cho cuộc sống để tìm thấy hạnh phúc cho bản thân mình. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên vui hơn, ý nghĩa hơn nếu bạn tìm được hạnh phúc thật sự cho mình.

Chúc các bạn thành công!

Van hoa giao tiep voi nguoi Phap

Văn Hoá Giao Tiếp, Kinh Doanh Với Người Pháp

Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn thường bảo nhau là “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Điều đó cũng được áp dụng trong giao tiếp kinh doanh với khách hàng, đối tác người nước ngoài nhằm đạt được sự thành công trong giao tiếp cũng như là sự thành công cho mục đích thiết lập tốt mối quan hệ kinh doanh.

Vậy để đạt được thành công trong giao tiếp kinh doanh với khách hàng, đối tác Pháp, bạn cần biết những điều gì?

Ngay bây giờ, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về văn hoá giao tiếp đặc trưng của người Pháp, những điều nên làm và không nên làm trong ứng xử, cũng như trong giao tiếp kinh doanh với người Pháp.

Thứ nhất, nghệ thuật chào hỏi của người Pháp

Cach hon chao cua nguoi Phap
Ảnh minh hoạ: cách hôn chào của người Pháp

Chào hỏi là một nghệ thuật ứng xử giúp cho đối phương an tâm, không cảm thấy shock khi bắt đầu một cuộc hội thoại. Để chào đối phương, bạn có 3 lựa chọn: hôn má, bắt tay hoặc chỉ nói “Bonjour” (bonjour có nghĩa là xin chào). Nếu là lần đầu tiên gặp mặt, thì bạn có thể không cần phải chào hôn má. Đặc biệt nếu bạn là nữ, thì người nam sẽ ưu tiên cho bạn chọn cách chào.

Hôn chào trong tiếng Pháp còn gọi là “Faire la bise”, có thể dịch sang tiếng Anh là “Make a kiss”. Liệu hôn chào có giống như hôn má kiểu của Việt Nam không? Câu trả lời là hoàn toàn không giống kiểu hôn má của người Việt mình. Người Việt mình hôn má thường theo kiểu hít bằng mũi. Nếu dùng kiểu này để giao tiếp với người Pháp, họ sẽ cho rằng bạn hôn kỳ quặc.

Vậy phải hôn như thế nào? Khi hôn, hai má của đối phương chạm vào nhau, nghĩa là môi không chạm vào da mặt người khác mà áp má vào má, tạo ra một cái vỗ nhẹ. Đại đa số người Pháp bắt đầu nụ hôn chào bằng má bên phải. Tuy nhiên, cũng có một số vùng ở nước Pháp như Basse-Normandie có xu hướng bắt đầu hôn từ má phải sang bên má trái.

Thứ hai, phép lịch sự của người Pháp

Cảnh đi bộ đông người ở Pháp
Ảnh minh hoạ: Cảnh đi bộ đông người ở Pháp

Người Pháp rất giữ phép lịch sự. Họ hay dùng từ “Pardon” nghĩa là xin lỗi cho một hành động vô ý hoặc cố ý trong một vài ngữ cảnh. Dưới đây là một số ví dụ:

Người Pháp có thói quen đi bộ, hoặc khi đi dạo mua sắm. Giả sử bạn đi trước mặt họ, vô ý cản đường họ, hoặc do con đường nhỏ không đủ dành cho 2 người, khi đó họ muốn vượt mặt bạn, họ sẽ nói “Pardon”. Tương tự, đối với tình huống, họ phải đi ngang trước mặt bạn, họ cũng sẽ nói “Pardon”, vừa là lời xin lỗi, cũng như xin phép để đi ngang mặt bạn.
Khi vào bất kỳ cửa hàng nào dù lớn hay nhỏ, khách hàng đều phải chào “Bonjour” với người bán hàng. Dĩ nhiên, là người bán hàng cũng chào khách hàng. Một phần quan trọng không kém là khi khách mua hàng, nhận hàng đều phải chào tạm biệt “Au revoir” và chúc một ngày tốt lành “Bonne journée” với người bán hàng sau khi họ nói cảm ơn.

Kinh nghiệm lúc mới qua, mình không rành tiếng Pháp lắm nên lúng túng trong cách ứng xử. Khi mình nhận hàng từ người bán, mình không nói gì cả. Người bán đã nhìn mình với vẻ không hài lòng lắm. Do vậy, trường hợp không biết nói tiếng Pháp, bạn có thể chào tạm biệt họ bằng tiếng Anh, đa số họ sẽ hiểu, như vậy tốt hơn là bạn im lặng và không nói gì.

Chờ đợi khi ăn uống cũng được coi là văn hoá và phép lịch sự của người Pháp. Tuy nhiên, đối với Châu Á mình sẽ cảm thấy chờ lâu, và gần như không đủ kiên nhẫn. Khi bước vào nhà hàng, quán ăn Pháp, bạn sẽ không tự động đi vào bàn ăn, mà phải đứng chờ người phục vụ đến chỉ định bàn, hoặc khu vực nào bạn nên ngồi. Mặc dù có nhiều bàn trống, nhưng có thể đã có người đặt, chỉ là họ chưa đến mà thôi, vì vậy bạn không nên tự ý ngồi vào bàn. Sau khi được chỉ định ngồi vào bàn, bạn phải đợi phục vụ mang menu lại, rùi từ đó khách cứ thong thả chọn món, sau đó phục vụ mới trở lại ghi món. Tuỳ thuộc vào quán đông hay không, mà khách sẽ ngồi chờ lâu hay nhanh, có khi phải chờ đến hơn 20 phút.

Thứ ba, cách diễn tả bộc trực thẳng thắng của người Pháp.

Đối với người Châu Á, chẳng hạn người Việt Nam thường hay kiềm nén cảm xúc, ít bộc lộ ra bên ngoài, hay diễn tả vấn đề gián tiếp, có khi là đi một vòng trái đất rùi mới vô vấn đề chính.
Nhưng đối với người Pháp thì ngược lại, họ rất thẳng thắng nêu ra quan điểm của mình. Họ thường trả lời rất dứt khoát: đúng hay sai, đồng ý hay không đồng ý. Chứ không gật gù nửa vời. Họ cũng không ngại bộc lộ cảm xúc bất đồng, giận, hoặc không đồng ý. Tuy nhiên, việc nào ra việc đó, họ không dể bị tác động, làm thay đổi quyết định cho những quan điểm hay vấn đề khác.

Thứ tư, cuộc tranh luận của người Pháp

Cach thuc bieu hien khi tranh luanẢnh
Ảnh minh hoạ: Cách thức, cử chỉ khi tranh luận của người Pháp: 1. Tôi không đồng ý; 2. Tôi để anh/chị nói; 3.Đừng có xen vào khi tôi đang nói, để tôi nói xong ý của mình; 4. Tôi không đồng ý với ý kiến này

Ở Pháp, tranh luận được được xem là nét đặc trưng trong nền văn hoá Pháp. Nó diễn ra trong cuộc thảo luận của bạn bè, trong lớp học, trong gia đình, trong cuộc đối đầu tranh cử trong chính trị… Nói chung là họ sẵn sàng tranh luận nêu ra quan điểm của mình, mục đích cũng là thăm dò, khám phá, nhằm hiểu được ý kiến chung, từ đó giải quyết các chủ đề nghiêm túc. Trong các cuộc họp, đặc biệt là trong bối cảnh chuyên môn, họ nghiêng về tranh luận và phân tích hơn là quyết định; trên hết, những người trong cuộc hop phải thuyết phục, giải thích và biện minh, nó sẽ không nhất thiết dẫn đến một quyết định ngay lập tức.

Trong văn hoá kinh doanh cũng vậy, khi giao tiếp, bạn đừng ngại nêu lên quan điểm của mình. Mặc dù quan điểm của mình có thể trái ngược với những gì đối tác suy nghĩ, nhưng tranh luận chỉ nên dừng lại mức đưa ra ý kiến, phân tích vấn đề, chứ không nên mang tính quyết định đúng sai, đối đầu. Tránh việc tranh luận gây hấn, hiếu chiến, cố ý tấn công đối phương. Điều này sẽ không có lợi trong mối quan hệ kinh doanh của bạn.

Những điều nên chuẩn bị và nên làm khi giao tiếp với người Pháp

  • Người Pháp rất thích thảo luận về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, cuộc sống xã hội. Nếu bạn chuẩn bị một chút ít kiến thức tìm hiểu về một vài nội dung này, đối tác của bạn sẽ rất thích thú trong cuộc thảo luận, tranh luận.
  • Họ rất thích được khen ngợi, bạn có thể cho lời khen ngợi dựa trên văn hoá và đất nước, con người Pháp;
  • Trong giao tiếp với đối tác, người Pháp luôn chú ý đến vấn đề ăn mặc, họ rất chao chuốt, thậm chí là mặc đồ hàng hiệu để thể hiện sự đẳng cấp và tôn trọng đối phương
  • Để thể hiện phép lịch sự của mình, bạn có thể bắt đầu gọi họ là “Monsieur/ Madame”, điều này thể hiện sự tôn trọng, kính nể.
  • Khi bắt tay với họ, cần nhanh và nhẹ nhàng
  • Trong tiệc ăn với khách hàng, đối tác, nên giữ tay của bạn trên bàn

Những điều không nên làm khi giao tiếp với người Pháp

  • Không nên nói quá nhiều về cuộc sống cá nhân của bạn, hãy tách biệt cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn
  • Không nên phô trương, gây ấn tượng với đối tác bằng sự giàu có của bạn.
  • Không nên bỏ tay vào túi trong khi giao tiếp
  • Không búng ngón tay, vì coi là không phép lịch sự, thậm chí là xúc phạm
  • Không nên nói chuyện quá to khi thảo luận, họ không thích ồn ào và luôn giữ phép lịch sự không làm ảnh hưởng đến người khác

Một điều nữa cần lưu ý. Trong kinh doanh, việc trao đổi quà tặng là rất hiếm, ngoại trừ vào dịp lễ Giáng sinh và đêm giao thừa, khi người ta thường tặng sôcôla, rượu vang, … như một món quà.
Để bày tỏ lòng biết ơn đối với khách hàng, hay đối tác, bạn nên tổ chức một sự kiện hoặc bữa tối như vậy sẽ tốt hơn là tặng quà. Tuy nhiên, nếu ăn tối tại nhà đối tác, bạn nên quà tặng để cảm ơn chủ nhà. Không nên tặng quà trong lần gặp đầu tiên và không nên trao danh thiếp cùng với món quà.

Kiem tra nong do con khi lai xe o phap

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe ở Pháp năm 2020

Mức phạt về vi phạm nồng độ cồn khi lái xe có thể lên đến 9000€, tức 240 triệu đồng Việt Nam và phạt tù 4 năm

Sống ở Pháp khá lâu, mình cũng tham dự nhiều buổi tiệc lớn nhỏ với bạn bè, đồng nghiệp. Điểm chung ở Pháp là tiệc nào cũng có rượu. Rượu vang được xem là thức uống đặc trưng nổi tiếng của Pháp. Ngoài rượu, còn có rất nhiều loại thức uống được pha chế gọi là “cocktail” có cồn như Tequila, Mojito, v.v. Rượu vang và cả cocktail có thể dùng để khai vị, tuy nhiên để uống trong suốt bữa ăn thì người Pháp dùng rượu vang, mà không dùng cocktail.

Canh sat giao thong kiem tra
Ảnh minh hoạ: Cảnh sát giao thông kiểm tra người lái xe

Mặc dù rượu là thức uống đặc trưng, truyền thống của người Pháp, nhưng trong bữa tiệc, người Pháp lại rất dè chừng khi uống rượu, thậm chí cocktail có cồn. Do họ thường lái xe ôto, nên họ rất chú ý về lượng uống và nồng độ cồn trong rượu. Không phải hiển nhiên mà họ có ý thức cao đến mức mà một ly rượu cũng phải dè chừng. Dĩ nhiên, đó chỉ là một phần trong việc nhận thức của người dân về việc uống rượu là nguy hiểm khi lái xe, nhưng chủ yếu là sức mạnh của luật giao thông ở Pháp.

Dưới đây là bảng quy định mức phạt cho người lái xe ở Pháp theo luật giao thông Pháp năm 2020, mọi người xem bảng gốc và bảng dịch bên dưới để hiểu rõ thêm tại sao người lái xe ở Pháp lại khá tuân thủ luật giao thông, rất dè chừng khi uống rượu, dù chỉ là 1 ly nếu như họ sử dụng ôto để đến buổi tiệc.

Trích từ: Code de la route 2020
Vi phạm nhẹ, phạt tiền Mức Phạt *ĐiểmĐình chỉ giấy Phạt tù
>=0,25 miligam/lít và <0,04 miligam/lít khí thở; hoặc nồng độ cồn trong máu >=0,5g/l và <0,8 g/l €135 6 3 năm Không
Vi phạm, làm trái quy định Mức Phạt *Điểm Đình chỉ hoặc huỷ bỏ giấy phép lái xe Phạt tù
>=0,4 miligam/lít khí thở và hoặc nồng độ cồn trong máu >0,8 g/l; hoặc trong tình trạng say rượu, hoặc từ chối kiểm tra nồng độ cồn €450063 năm2 năm
Tái phạm>=0,4 miligam/lít khí thở và hoặc nồng độ cồn trong máu >0,8 g/l; hoặc trong tình trạng say rượu, hoặc từ chối kiểm tra nồng độ cồn €9000 6Huỷ bỏ, cấm thi lại trong 3 năm 4 năm
Sử dụng ma túy hoặc từ chối tầm soát ma tuý €4500 63 năm 2 năm
Sử dụng ma túy + rượu trái quy định €9000 63 năm 3 năm

*Ghi chú: Mỗi bằng lái xe ở Pháp được cấp sẽ có 12 điểm, tuỳ vào mỗi vi phạm luật giao thông, số điểm này sẽ bị trừ dần.

Một nhân viên bình thường thu nhập từ 1500€-2000€. Tuy nhiên, họ phải chi đủ thứ như tiền thuê nhà, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe ôto, đối với những ai có ôto, v.v. Phần còn lại là phụ thuộc vào mức độ chi tiêu ăn uống của mỗi người. Tính ra nếu tiết kiệm nhiều lắm có thể, họ chỉ dư được vài trăm€/1 tháng. Trong khi mức phạt cao nhất cho người lái xe vi phạm nồng độ rượu khi lái xe 9000€ tương đương 240 triệu đồng Việt Nam và phạt tù 4 năm. Như vậy mức phạt do vi phạm nồng độ cồn khi lái xe là rất cao. Người vi phạm có thể phải mất số tiền dành dụm hơn 2 năm để đóng phạt, chưa kể là phải đi tù. Thế nên đại đa số người lái xe ở Pháp rất tuân thủ quy định này.

Gai Viet Lay Chong Phap

Gái Việt Lấy Chồng Pháp: Sướng Hay Khổ?

Nhiều người nghĩ rằng lấy chồng Pháp sẽ được sung sướng vì không phải một mình dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, làm dâu, thích gì cũng được chiều, được tự do, thậm chí là đi họp mặt, đi khiêu vũ với người bạn trai khác. Đặc biệt là đàn ông Pháp nổi tiếng lãng mạng, là một trong những điều mơ ước của nhiều chị em phụ nữ. Điều đó có đúng không?

Trước tiên, hãy xem làm dâu ở Pháp thế nào?

Nói đến gia đình nguời Pháp, con cái hầu như sống riêng với ba mẹ. Khi con cái đã đủ 18 tuổi, họ có thể bắt đầu xin phép ba mẹ rời khỏi nhà để tự lập cuộc sống riêng. Nếu họ có bạn trai, bạn gái, hay kết hôn, họ chỉ sống với gia đình nhỏ chỉ gồm vợ chồng và con cái. Do vậy, gái Việt hầu như không phải làm dâu ở Pháp. Tuy nhiên, cũng nên thường xuyên về thăm ba mẹ chồng dù ở xa hay gần. Đó là điều mà các bậc cha mẹ đều mong mỏi ở con mình.

Đối với trường hợp của mình, đã kết hôn với anh chồng người Pháp hơn 4 năm, nhưng mình cũng chưa bao giờ có dịp làm dâu ngày nào. Tuy nhiên, mình cũng mong được chăm sóc ba mẹ chồng, vì đó là điều vinh hạnh của người phụ nữ Việt Nam. Khoảng thời gian cách ly vừa rùi do dịch Corona Virus, mình có dịp sống với gia đình chồng một khoảng thời gian khá dài, gần 2 tháng. Nói thật, đó khoảng thời gian sung sướng nhất của mình khi ở Pháp.

Mỗi buổi sáng mình đều thức dậy muộn, gần 10h sáng. Đồ ăn sáng đã được ba chồng mình chuẩn bị. Người Pháp không ăn sáng giống như người Việt mình. Thức ăn sáng của họ là ngũ cốc, sữa, bánh mì, nước cam. Tất cả có thể mua từ siêu thị, hay mua ở tiệm bánh mì. Hầu hết các bữa ăn ba chồng mình đều nấu. Hôm nào ba muốn ăn món châu Á thì nói mình, mình nhờ chồng chở ra siêu thị Châu Á mua đồ về chế biến.

Bữa ăn người Pháp thì se sua lắm: nào là rượu hay cocktail khai vị, món ăn khai vị, món chính, phô mai & salade, tráng miệng, cuối cùng là cafe hoặc trà. Khổ nỗi, tô dĩa ở Pháp dày và nặng lắm. Một cái dĩa bên đây có thể nặng hơn 1kg, mà mỗi món ăn thì phải thay dĩa, thay tô. Rửa chén mỗi ngày là chết luôn ấy! Nhưng không sao, nhà có máy rửa chén làm cứu tinh cho mình và cho cả gia đình chồng mình. Thế là mình chỉ việc đặt chén dĩa vào máy rửa chén thôi.

Ảnh minh họa: Ảnh họp mặt gia đình ăn trưa của người Pháp

Chồng Pháp có chiều vợ 100% không?

Có chứ, nhưng trước khi kết hôn thôi. Theo mình nhận xét chung là thế.

Anh chồng mình cũng không khác. Lúc trước khi cưới, anh nói chuyện diệu dàng, nhẹ nhàng, hay làm nhiều điều lãng mạng cho người yêu. Đặc biệt là anh hay tạo ra những khoảnh khoắc bất ngờ vào những ngày lễ, dịp sinh nhật.

Sau khi kết hôn: anh bắt đầu than, ôi sao mà nhiều ngày lễ quá, có miễn được ngày nào không, ước gì có thể dồn tính chung một ngày lễ để khỏi phải tìm quà cho đỡ mệt. Rùi còn nghĩ ra là tạo một ứng dụng ghi nhớ ngày lễ và thiết lập mua và gửi quà tự động nữa chứ.

Nói thế, chứ không phải có nghĩa là anh ấy xoay 360 độ sau khi kết hôn. Thật ra, cũng có nhiều điều thú vị qua cách nói và cách diễn tả của anh ấy sau khi tụi mình về chung một nhà. Hồi xưa, mình nằm dựa lên người anh ta, có bao giờ anh ta than nặng, than mệt đâu. Giờ thì anh ta thường nói: em ăn gì mà nặng quá. “Anh cũng là con người mà, anh cần để thở nữa chứ”. Không thôi thì cũng học lỏm được câu tiếng Việt: “Em nặng quá, đi đi”.

Phần lớn, trong gia đình người Pháp, các anh chồng đều đảm đang chia phần công việc nhà với vợ. Tuy nhiên, cũng có những gia đình truyền thống, vợ ở nhà chăm sóc con, và làm gần như toàn bộ việc nhà, chồng là trụ cột lao động chính trong gia đình. Tuy nhiên, việc ra ngoài làm việc hay ở nhà chăm sóc gia đình là do người phụ nữ quyết định, người chồng không ép.

 

Ảnh minh họa: Ảnh du lịch cùng gia đình chồng

Phụ nữ có nắm tài chính không?

Cái này cũng tuỳ ông chồng nha các bạn. Nhiều anh cũng tính kỹ lắm, bình sữa mua cho con cũng phải chia đôi để trả ấy, tài khoản ai nấy giữ. Nhưng cũng có anh chồng phóng khoáng, cho rằng sau khi kết hôn là vợ chồng phải gắn kết, thậm chí là tài khoản ngân hàng, tất cả được xem là tiền chung và sẽ quyết định chung với nhau những gì cần chi tiêu. Nhưng cũng có cặp: mỗi người có tài khoản riêng, bên cạnh đó, họ tạo một tài khoản chung để chi cho những tiêu dùng chung trong cuộc sống.

Vì vậy, nếu chẳng may, cô gái Việt nào lấy nhằm anh chồng tính toán, thì việc gửi tiền về cho ba mẹ Việt Nam cũng là vấn đề. Một phần cũng là do văn hoá ngừoi Pháp. Con cái hầu như không cho tiền ba mẹ. Đi ăn nhà hàng, ba mẹ đều trả tiền cho con cái. Đối với người Pháp, ba mẹ là người có nhiều kinh nghiệm, tuổi đời làm việc, nên họ có nhiều tiền hơn con cái. Vì vậy, con cái không cần cho tiền ba mẹ.

Mình may mắn có được anh chồng không tính toán. Anh ấy đã lo cho mình tất cả từ cuộc sống hằng ngày và học phí cho các khoá học của mình. Lúc mới cưới mình, anh ta chỉ là một chàng sinh viên mới ra trường, cuộc sống cũng thiếu trước hụt sau. Nhưng quan trọng là tinh thần các bạn ạ. Nhờ tinh thần đó mà mình mới gắn bó với anh ta đến giờ. 

Chồng Pháp có chung thuỷ không, có biết ghen không?

Chung thủy? Điều này thì hên xui à. Đàn ông Pháp cũng có người nghiêm túc trong chuyện gia đình, cũng có người lan man lắm. Tuy nhiên, hầu hết thì dể chia tay lắm, cho dù đã có con, họ vẫn quyết định chia tay nếu thấy không hợp, hoặc tìm thấy tình yêu mới.

Đối với người chồng nghiêm túc, anh ta sẽ rất vui, và gắn bó lâu dài với vợ mình, nếu như có được người vợ yêu thương, chăm sóc anh ta hết mực. Anh ta cũng sẽ nhận ra được sự hi sinh và cống hiến của vợ mình trong việc xây dựng và vun đấp gia đình.

Ghen? Ai yêu mà không ghen. Hồi xưa, mình ở dưới quê, nghe các cụ cũng bảo nhau rằng: Vợ của Tây, Tây nó không ghen đâu, bạn của nó mượn vợ nó đi nhảy đầm lúc nào cũng được cơ. Ừ! Thử nói mượn vợ nó đi, nó cho biết tay không.

Thật ra trong xã hội Pháp, đàn ông dể thôi vợ, phụ nữ cũng dể thôi chồng. Nhưng đa phần là họ tôn trọng quyết định của đối phương, chứ cũng không thể nắm níu gì được. Nếu có con cái thì họ chia nhau chăm sóc cho đồng đều, chẳng hạn tháng này ở nhà ba, tháng sau thì ở nhà mẹ.

Tóm lại, chồng Pháp có sướng đấy, nhưng phải có may mắn gặp được người nghiêm túc với tình cảm và không quá tính toán về tiền bạc. Ở Pháp, người phụ nữ Việt nam phải vất vả nhiều mới bắt kịp nhịp sống về văn hoá, ngôn ngữ, học tập, v.v. Vì vậy, dể bị stress lắm. Nếu chẳng may, việc cưới chồng Pháp và qua Pháp là một chọn lựa sai lầm thì còn thất vọng nào hơn. Lúc này thì đi không nở mà ở cũng không đành. Có vài chị qua đây rùi không hạnh phúc, họ cũng ngậm ngùi mà ở lại Pháp vì họ không đủ dũng khí đi về Việt nam với bàn tay trắng. Một số thì can đảm hơn, theo kiểu “ở đây chán quá, chịu không nổi, nước tôi thì tôi về thôi”. Can đảm như mấy chị ấy thì mới tìm được hạnh phúc cho chính mình.